1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

TPHCM:

Cúng dường bát hội ở ngôi chùa có nhiều tượng rắn

(Dân trí) - Sáng mùng 3 tết (12/2), tại chùa Chăntarăngsây (quận 3) diễn ra lễ cúng dường bát hội đến 300 vị đại đức tăng, cầu phúc lành cho năm mới.

Cúng dường bát hội ở ngôi chùa có nhiều tượng rắn
Chăntarăngsây - ngôi chùa Khmer giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp từ sáng sớm, mặc dù lễ đặt bát đến 10h mới diễn ra
 
Cúng dường bát hội ở ngôi chùa có nhiều tượng rắn
Người lớn, trẻ em xếp hàng chỉnh tề, trên tay cầm sẵn tiền lẻ, gói mì, hộp sữa,… để được đặt vào bát các sư
 
Lễ đặt Bát hội cúng dường là một trong những nghi thức quan trọng của Phật giáo Nam tông

Lễ đặt Bát hội cúng dường là một trong những nghi thức quan trọng của Phật giáo Nam tông
 
Hơn 500 phật tử từ khắp nơi đổ về đây để tham gia lễ hội
Hơn 500 phật tử từ khắp nơi đổ về đây để tham gia lễ hội
 
Phật tử từ khắp mọi nơi tìm đến đây chỉ mong làm việc thiện tích phước cho năm mới. Nhiều người đến đây hàng năm, còn anh Nguyễn Văn Hòa ở Long An thì tham gia lần đầu. Anh Hòa dự định sang năm sẽ đưa cả vợ con cùng đến đây dự lễ vì: “Ngày đầu xuân, làm một việc thiện như thế này rất tốt. Đi chùa đặt bát thế này, mong là chúng tôi sẽ có một năm may mắn”.
 
Cũng như bất cứ ngôi chùa Khmer nào, chùa Chăntarăngsây có các biểu tượng con rắn nhiều đầu được trang trí ở tượng Phật, góc mái, lan can... Con rắn được tạo hình tượng với cái mang phình ra rất to, trong cái mang này có nhiều đầu rắn, 9 hoặc 7 hoặc 5, nhưng thường là 7 đầu.
 
Tượng Phật Thích Ca tại chùa Chăntarăngsây với biểu tượng rắn 7 đầu

Tượng Phật Thích Ca tại chùa Chăntarăngsây với biểu tượng rắn 7 đầu

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM thì có khả năng thờ rắn cũng là một trong những tín ngưỡng bản địa của người Khmer, gắn với điều kiện tự nhiên Đông Nam Á. Tín ngưỡng này được phát triển hơn khi có sự tiếp xúc và tiếp biến văn hóa Ấn Độ - một nền văn hóa sùng bái Nagar (trong tiếng Phạn nghĩa là “rắn lớn”, chỉ rắn thần).

Tượng Phật Thích Ca tại chùa Chăntarăngsây với biểu tượng rắn 7 đầu
Hình tượng Nagar nhiều đầu được nghệ thuật hóa và thấm đậm chất thiêng nên không gợi nên cảm giác sợ hãi
 
Tượng Phật Thích Ca tại chùa Chăntarăngsây với biểu tượng rắn 7 đầu
Nagar trong chùa Chăntarăngsây vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, bảo vệ đạo, vừa mang ý nghĩa cảm hóa cái xấu, cái ác, đề cao tinh thần phục thiện.

Không chỉ với người Khmer, khắp ba miền đất nước đều có những đình, đền miếu thờ rắn như ở Thanh Hóa có đền thờ thần rắn ở Cẩm Thúy nổi tiếng thiêng liêng; đình làng Phú Bài (xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) cũng lập bài vị thờ ông Dài, ông Cụt; ở Bến Tre có Đình Rắn (Định Thủy, Mỏ Cày)... TS. Nguyễn Văn Hiệu giải thích: “Thường thì vật gì càng đem lại điều dữ thì con người càng e sợ và dễ “thiêng hóa”, trong đó có loài rắn, nhất là mãng xà - một biểu tượng được người Việt coi là vua của các loài rắn. Có thiêng thì có thờ, vì vậy, người Việt cũng có tín ngưỡng thờ rắn”.

Minh Kiệt - Hồng Nhung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm