“Xe bị cấm” có giấy phép qua cầu Thăng Long:
Cục Đường bộ không cấp sai mà chỉ “linh động”
(Dân trí) - “Cục Đường bộ Việt Nam không cấp sai giấy phép qua cầu Thăng Long mà chỉ có sự “linh động” và thiếu sót…”, ông Đỗ Anh Tuấn - Phó Chánh Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam trả lời <i>Dân trí</i>.
Sáng nay 1/12, nói về hàng loạt “xe bị cấm” vẫn qua cầu Thăng Long và trách nhiệm liên quan, ông Đỗ Anh Tuấn đã có buổi trao đổi với PV Dân trí.
C.T.L và T.L là giấy phép qua cầu Thăng Long chỉ được cấp cho những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt, xe đưa đón nhân viên (đã được xác nhận - PV), tại sao Cục Đường bộ Việt Nam (CĐBVN) lại cấp cho hàng loạt “xe bị cấm”?
Theo quy định phân luồng giao thông và bố trí lực lượng tại các chốt trong thời gian cấm xe để sửa chữa cầu Thăng Long, CĐBVN với 21 tổ công tác được phân công làm nhiệm vụ tại đầu Bắc cầu Thăng Long.
Tuy nhiên, do có nhiều tổ tham gia công tác, tổ nào cũng có quyền kiểm tra và xác nhận qua cầu nên chúng tôi không quản lý, kiểm soát hết được.
CĐBVN cấp phép qua cầu Thăng Long dựa trên cơ sở nào và cho tới ngày hôm nay, cục thống kê được bao nhiêu giấy phép đã cấp thưa ông?
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Văn Mạnh - Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho hay: “Dấu đỏ trên giấy phép C.T.L của CĐBVN khó có thể làm giả; cấp phép phải có quy trình và phải vào sổ lưu hồ sơ nên việc thống kê số lượng giấy phép đã cấp là chuyện không khó. Quy định là bắt buộc, tôi không đồng ý với cách “linh động” của thanh tra Cục ĐBVN khi cho “xe bị cấm” qua cầu Thăng Long, nếu linh động như vậy thì việc phân luồng càng thêm rối ren và mất trật tự giao thông…” |
Tất cả các xe, kể cả những xe 50 chỗ ngồi đưa đón cán bộ công nhân viên mà có hồ sơ và giấy tờ đầy đủ chúng tôi cũng cấp phép qua cầu Thăng Long.
Việc cấp phép được chia làm 2 đợt: đợt I từ ngày 26/10 - 2/11 và thời gian sử dụng giấy phép đến ngày 15/11; đợt II từ ngày 12 - 18/11, giấp phép cấp không giới hạn ngày sử dụng. Đợt I chúng tôi không thống kê được đã cấp bao nhiêu giấy phép, còn đợt II chúng tôi đã cấp phép cho 626 xe.
Sở GTVT Hà Nội khẳng định Thanh tra CĐBVN đã cấp sai quá nhiều giấy phép qua cầu Thăng Long cho “xe bị cấm”, ông giải thích thế nào?
Chúng tôi không cấp sai giấy phép qua cầu Thăng Long mà chỉ có sự “linh động” và thiếu sót…
Có thông tin thanh tra Cục và nhà xe đã “làm luật” với nhau, thậm chí có 1 đường dây mua bán giấy phép lên tới nhiều triệu đồng?
Giấy phép giả là sao thưa ông?
Những giấy phép này được phô tô từ bản mẫu của giấy phép thật. Giấy phép giả tuy có dấu đỏ của CĐBVN nhưng là đó là dấu phô tô và in màu, biển số xe viết bút mực bằng tay hoặc in đè lên dòng chữ BKS.
Còn những giấy phép thật chữ và số BKS được in bằng máy, có chữ ký nháy của thanh tra ở đằng sau giấy phép. Chúng tôi đã phát hiện và thu giữ nhiều trường hợp sử dụng giấy phép giả qua cầu Thăng Long.
Việc giấy phép thật hay giả hiện chưa rõ ràng, nhưng khi tiến hành tổng kiểm tra, tất cả những xe có giấy C.T.L và T.L qua cầu Thăng Long đều bị thanh tra Sở GTVT Hà Nội “tuýt còi”, Sở làm vậy đúng hay sai?
Ông căn cứ vào đâu để nói là Sở GTVT Hà Nội xử phạt những trường hợp sử dụng giấy phép giả? Cục đã có văn bản yêu cầu Sở không xử phạt những xe có giấy phép thật không?
(Im lặng)
Xin ông cho biết trong việc tổ chức giao thông và cấp phép qua cầu Thăng Long thì CĐBVN và Sở GTVT Hà Nội đơn vị nào có thẩm quyền cao hơn?
Theo thông báo số 449/TB-BGTVT ngày 9/10/2009 của Bộ GTVT thì Sở GTVT Hà Nội chủ trì việc tổ chức giao thông phục vụ sửa chữa cầu Thăng Long, còn CĐBVN có thẩm quyền cấp phép.
Cấp phép qua cầu Thăng Long là công việc mới lần đầu tiên thực hiện nên kiến thức về quy trình cấp phép của Ban, tổ chưa tốt đã dẫn đến những thiếu sót. Cá nhân tôi mới nhận chức vụ công tác, do công việc mới nên tôi đã để xảy ra những sai sót, tôi xin nhận khuyết điểm.
Sự việc này Cục đã giải trình với Bộ Giao thông Vận tải hay chưa?
Ban Thanh tra Đường bộ I là lực lượng trực tiếp công tác ở đầu Bắc cầu Thăng Long, chúng tôi đã có giải trình gửi lên Cục trưởng.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Châu Như Quỳnh (thực hiện)