Chuyện tình của cô gái đẹp nhất buôn làng bị lừa bán sang Trung Quốc
Hơn 2 năm lưu lạc nơi đất khách, cô sơn nữ ở làng Đak Pông (xã Đak Tơ Kan, huyện Tu Mơ rông, tỉnh Kon Tum) đã phải trải qua biết bao tủi nhục trước khi được giải cứu. Và khi trở về trong vòng tay của buôn làng, một thanh niên đã ngỏ lời cưới cô để xua tan đi những đau buồn của cô trong những tháng ngày đen tối đó…
Y Nhung mang cơm lên cho chồng trên rẫy
Sập bẫy người tình
Cuối mùa khô, làng Đak Pông cũng như bao buôn làng yên bình khác của miền cao nguyên nhiều huyền thoại này, cũng nắng và gió, cũng miền trời cao xanh ngăn ngắt. Nhưng làng đã có một niềm vui mới khi Y Nhung, cô sơn nữ xinh đẹp của buôn làng mất tích hơn hai năm trở về đã sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Người Tây Nguyên vốn hiếu khách, nhất là khi biết tôi muốn tìm hiểu câu chuyện của cô sơn nữ này để cảnh báo cho những người con gái khác đang có những giấc mơ phù phiếm nơi xứ người. Sau mấy ghè rượu uống đến mềm môi, say đến mờ mắt người, Y Nhung cùng chồng không ngần ngại kể cho tôi nghe câu chuyện của mình hơn 4 năm về trước.
Khi ấy, Y Nhung đẹp nhất trong đám gái của buôn làng. Cái đẹp không lộ ra ngoài mà nằm sâu bên trong như mật ngọt của con ong rừng, phải nhìn lâu, ngắm lâu mới thấy, mới hiện trong con mắt. Nhung như bông hoa mới nở một phần, phần còn lại giấu trong đôi mắt nâu hiền hòa, trong cái cười bẽn lẽn như bông pơ lang của núi. Mới 17 mùa rẫy, nhưng nhiều con trai trong buôn làng, và cả trong những làng khách đã ngấp nghé muốn “được bắt”, ấy vậy mà Nhung lại thích người thanh niên tên Hợp. Nhung chỉ nhớ rằng Hợp quê ở Thanh Hóa thôi, tên làng, xã Nhung đã quên mất rồi. Nhung bảo thế. Anh ta là công nhân làm đường, người thấp lùn nhưng nói rất hay. Mẹ Nhung thấy thế thì khuyên Nhung nên nhìn cho kỹ. Mẹ Nhung bảo nhìn con người mà coi khắp chỉ được cái miệng là thứ cây không có ruột, đun vào bếp lửa cũng chẳng thèm ăn… Nhung lúc đầu cũng nghe lời mẹ, thực bụng Nhung cũng phân vân nhưng rồi lại nghĩ rằng mẹ đã già rồi, chỉ quen với cái nhìn của người xưa. Với lại chắc mẹ nghĩ lấy Hợp thì phải đi xa không ai nuôi. Người Xê Đăng, con gái như cây cột bếp để đỡ lưng lúc về già, thế nên mới không ưa, không ưng cái bụng.
Chẳng biết vì sao mà một lần Nhung đến lán của Hợp chơi cùng mấy thanh niên trong làng, Hợp bảo: “Đi mua rượu về uống!”. Hồi đó, Nhung đã biết uống rượu đâu. Mới nhấp được một ngụm đã thấy cái cột lán mọc thành hai. Nhưng rồi vui quá, tụi bạn cứ xúm vào ép rồi Hợp cũng hùa vào. Thế là Nhung uống, uống cho đến khi tay không cầm nổi cái cốc mới thôi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Nhung thấy mình đang nằm trong lán của Hợp. Người đau như có ai lấy cây dần, Nhung chống tay ngồi dậy và hốt hoảng nhớ lại từng việc… Vậy là cái đời con gái đã mất cho Hợp rồi! Nhung khóc nấc lên và muốn cào, muốn cấu cho hả cái bụng oán trách của mình thì Hợp đã đến bên Nhung ra vẻ ăn năn. Hợp bảo xin lỗi vì hôm qua Hợp cũng say, nhưng đằng nào thì Nhung cũng là của Hợp mà! Rồi Hợp bảo mai mốt sẽ đưa Nhung về quê cho họ hàng biết mặt rồi làm lễ cưới. Miệng Hợp nói khéo quá, cái mắt của Hợp lại nhỏ nước nữa, Nhung chưa thấy con trai khóc bao giờ nên cơn giận của Nhung nguội dần dần. Sau một lúc bối rối, Nhung nghĩ: Đằng nào mình cũng đã thuộc về Hợp rồi. Nếu không theo, lỡ xảy ra chuyện làng biết thì làm sao tránh khỏi bị phạt. Chuyện làng phạt là ghê lắm, rồi còn để cái tiếng cho mẹ, cho họ hàng thì cực lắm… Nghĩ thêm một lúc nữa, Nhung bằng lòng trốn nhà theo Hợp. Cũng chẳng bao giờ Nhung tưởng tượng được rằng đó là chuỗi ngày mà Nhung không muốn nhớ trong suốt cả cuộc đời này. Đó là những chuỗi ngày tủi cực nhất mà cô sơn nữ chưa đầy 18 tuổi đã phải chịu đựng.
Hôm ấy vào ngày Tết, Nhung được Hợp đưa về quê ra mắt họ hàng. Rồi ở nhà chưa được 3 ngày, Hợp bảo đi với Hợp lên Lạng Sơn ra mắt cha. Cha Hợp đang buôn bán ở trên đó, giàu lắm, muốn gì cũng được. Nhung cũng nghi ngờ vì thấy nhà Hợp cũng nghèo, rồi “Cha giàu làm sao con phải vào tận chốn núi rừng xa xôi mà làm thuê làm mướn lấy tiền?!”. Dẫu nghĩ vậy nhưng rồi Hợp dẻo miệng nên Nhung vẫn vui vẻ theo Hợp. Đến thị trấn Đồng Đăng, Hợp dẫn Nhung vào một con đường ngoắt nghoéo không tài nào nhớ nổi. Mỏi cả chân mới tới một căn nhà lụp xụp. Một mụ tên là Hiền ra đón nói: “Tao là bạn của mẹ chồng mày đây!”. Nhung đã thấy hơi sợ nhưng Hợp trấn an bảo cứ yên tâm, mẹ thương con dâu lắm. Trong khi Nhung đi vào trong nhà sửa soạn đồ đạc thì Hợp loanh quanh một lúc rồi biến đi đâu mất.
Nhung mệt mỏi ngả mình trên tấm phản ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy thì trời đã xế chiều, đang nghĩ Hợp đi đâu mà lâu về thế thì có một mụ đến nói tên là Mùi, Hợp nhờ mụ ta dẫn đi mua quần áo. Hai người lên một chiếc xích lô đã chờ sẵn. Lại một chặng đường ngoắt ngoéo cho đến khi nó dừng lại trước một căn nhà ẩn sâu trong ngõ núi. Đang ngơ ngác thì Nhung bị một gã vẻ mặt bặm trợn lôi vào một căn phòng tối om. Lúc này Nhung mới nhận ra là mình đã bị gã chồng hờ khốn nạn lừa bán. Những chuyện khủng khiếp đọc được trên báo hiện ra trong đầu, Nhung ôm mặt khóc nấc lên, nhưng tất cả đã quá muộn…
Cuối mùa khô, làng Đak Pông cũng như bao buôn làng yên bình khác của miền cao nguyên nhiều huyền thoại này, cũng nắng và gió, cũng miền trời cao xanh ngăn ngắt. Nhưng làng đã có một niềm vui mới khi Y Nhung, cô sơn nữ xinh đẹp của buôn làng mất tích hơn hai năm trở về đã sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Người Tây Nguyên vốn hiếu khách, nhất là khi biết tôi muốn tìm hiểu câu chuyện của cô sơn nữ này để cảnh báo cho những người con gái khác đang có những giấc mơ phù phiếm nơi xứ người. Sau mấy ghè rượu uống đến mềm môi, say đến mờ mắt người, Y Nhung cùng chồng không ngần ngại kể cho tôi nghe câu chuyện của mình hơn 4 năm về trước.
Khi ấy, Y Nhung đẹp nhất trong đám gái của buôn làng. Cái đẹp không lộ ra ngoài mà nằm sâu bên trong như mật ngọt của con ong rừng, phải nhìn lâu, ngắm lâu mới thấy, mới hiện trong con mắt. Nhung như bông hoa mới nở một phần, phần còn lại giấu trong đôi mắt nâu hiền hòa, trong cái cười bẽn lẽn như bông pơ lang của núi. Mới 17 mùa rẫy, nhưng nhiều con trai trong buôn làng, và cả trong những làng khách đã ngấp nghé muốn “được bắt”, ấy vậy mà Nhung lại thích người thanh niên tên Hợp. Nhung chỉ nhớ rằng Hợp quê ở Thanh Hóa thôi, tên làng, xã Nhung đã quên mất rồi. Nhung bảo thế. Anh ta là công nhân làm đường, người thấp lùn nhưng nói rất hay. Mẹ Nhung thấy thế thì khuyên Nhung nên nhìn cho kỹ. Mẹ Nhung bảo nhìn con người mà coi khắp chỉ được cái miệng là thứ cây không có ruột, đun vào bếp lửa cũng chẳng thèm ăn… Nhung lúc đầu cũng nghe lời mẹ, thực bụng Nhung cũng phân vân nhưng rồi lại nghĩ rằng mẹ đã già rồi, chỉ quen với cái nhìn của người xưa. Với lại chắc mẹ nghĩ lấy Hợp thì phải đi xa không ai nuôi. Người Xê Đăng, con gái như cây cột bếp để đỡ lưng lúc về già, thế nên mới không ưa, không ưng cái bụng.
Chẳng biết vì sao mà một lần Nhung đến lán của Hợp chơi cùng mấy thanh niên trong làng, Hợp bảo: “Đi mua rượu về uống!”. Hồi đó, Nhung đã biết uống rượu đâu. Mới nhấp được một ngụm đã thấy cái cột lán mọc thành hai. Nhưng rồi vui quá, tụi bạn cứ xúm vào ép rồi Hợp cũng hùa vào. Thế là Nhung uống, uống cho đến khi tay không cầm nổi cái cốc mới thôi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Nhung thấy mình đang nằm trong lán của Hợp. Người đau như có ai lấy cây dần, Nhung chống tay ngồi dậy và hốt hoảng nhớ lại từng việc… Vậy là cái đời con gái đã mất cho Hợp rồi! Nhung khóc nấc lên và muốn cào, muốn cấu cho hả cái bụng oán trách của mình thì Hợp đã đến bên Nhung ra vẻ ăn năn. Hợp bảo xin lỗi vì hôm qua Hợp cũng say, nhưng đằng nào thì Nhung cũng là của Hợp mà! Rồi Hợp bảo mai mốt sẽ đưa Nhung về quê cho họ hàng biết mặt rồi làm lễ cưới. Miệng Hợp nói khéo quá, cái mắt của Hợp lại nhỏ nước nữa, Nhung chưa thấy con trai khóc bao giờ nên cơn giận của Nhung nguội dần dần. Sau một lúc bối rối, Nhung nghĩ: Đằng nào mình cũng đã thuộc về Hợp rồi. Nếu không theo, lỡ xảy ra chuyện làng biết thì làm sao tránh khỏi bị phạt. Chuyện làng phạt là ghê lắm, rồi còn để cái tiếng cho mẹ, cho họ hàng thì cực lắm… Nghĩ thêm một lúc nữa, Nhung bằng lòng trốn nhà theo Hợp. Cũng chẳng bao giờ Nhung tưởng tượng được rằng đó là chuỗi ngày mà Nhung không muốn nhớ trong suốt cả cuộc đời này. Đó là những chuỗi ngày tủi cực nhất mà cô sơn nữ chưa đầy 18 tuổi đã phải chịu đựng.
Hôm ấy vào ngày Tết, Nhung được Hợp đưa về quê ra mắt họ hàng. Rồi ở nhà chưa được 3 ngày, Hợp bảo đi với Hợp lên Lạng Sơn ra mắt cha. Cha Hợp đang buôn bán ở trên đó, giàu lắm, muốn gì cũng được. Nhung cũng nghi ngờ vì thấy nhà Hợp cũng nghèo, rồi “Cha giàu làm sao con phải vào tận chốn núi rừng xa xôi mà làm thuê làm mướn lấy tiền?!”. Dẫu nghĩ vậy nhưng rồi Hợp dẻo miệng nên Nhung vẫn vui vẻ theo Hợp. Đến thị trấn Đồng Đăng, Hợp dẫn Nhung vào một con đường ngoắt nghoéo không tài nào nhớ nổi. Mỏi cả chân mới tới một căn nhà lụp xụp. Một mụ tên là Hiền ra đón nói: “Tao là bạn của mẹ chồng mày đây!”. Nhung đã thấy hơi sợ nhưng Hợp trấn an bảo cứ yên tâm, mẹ thương con dâu lắm. Trong khi Nhung đi vào trong nhà sửa soạn đồ đạc thì Hợp loanh quanh một lúc rồi biến đi đâu mất.
Nhung mệt mỏi ngả mình trên tấm phản ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy thì trời đã xế chiều, đang nghĩ Hợp đi đâu mà lâu về thế thì có một mụ đến nói tên là Mùi, Hợp nhờ mụ ta dẫn đi mua quần áo. Hai người lên một chiếc xích lô đã chờ sẵn. Lại một chặng đường ngoắt ngoéo cho đến khi nó dừng lại trước một căn nhà ẩn sâu trong ngõ núi. Đang ngơ ngác thì Nhung bị một gã vẻ mặt bặm trợn lôi vào một căn phòng tối om. Lúc này Nhung mới nhận ra là mình đã bị gã chồng hờ khốn nạn lừa bán. Những chuyện khủng khiếp đọc được trên báo hiện ra trong đầu, Nhung ôm mặt khóc nấc lên, nhưng tất cả đã quá muộn…
Y Nhung cùng gia đình bên đứa con gần 1 tuổi
trong niềm hạnh phúc muộn mằn
Cô sơn nữ trong chín tầng địa ngục
Dém lại chiếc chăn mỏng cho đứa con mới sinh khỏi bị ảnh hưởng bởi những cơn gió lạnh ban đêm trên miền cao nguyên này, Y Nhung vẫn chưa hết thổn thức khi nhớ lại những chuỗi ngày kinh hoàng trên xứ người đó. Với Nhung, đó là địa ngục trần gian mà cô vô tình vướng phải bởi chính người “chồng hờ” của mình…
Lúc ấy, cánh cửa bật mở, mụ Mùi bước vào. Cái vẻ thật thà từ lúc gặp biến mất thay vào đó là một bộ mặt nanh ác, mụ nói như lọt qua kẽ răng từng tiếng một khiến Nhung sởn cả gai ốc: “Thằng Hợp đã bán mày cho tao để làm gái. Đây là đất Trung Quốc rồi. Mày muốn ra khỏi đây thì hoặc phải đi tiếp khách cho đủ tiền tao mua hoặc chết mất xác chốn này. Không nói nhiều, tùy mày nghĩ…”. Nhung hoảng loạn kêu gào, nhưng xung quanh không ai nghe thấy. Mà có nghe thấy thì cũng chẳng có ai dám xông vào can ngăn. Rồi khi đã khóc cạn nước mắt, trong bóng tối của ngôi nhà chỉ còn nghe rõ tiếng thở của mình và tiếng con trùng kêu rỉ rả bên ngoài, Nhung thầm nghĩ: “Đến nước này, không nghe lời nó thì chết thật. Mình như chiếc lá rụng xuống giữa rừng sâu nhưng còn nước phải còn tát, phải lựa thời cơ mà trốn đi thôi!”, Nhung quyết tâm như thế.
Người khách đầu tiên, Nhung chống trả quyết liệt. Việc làm của Nhung ngay lập tức bị trả giá. Hai gã ma cô lực lưỡng, tên nắm tóc Nhung ghì xuống giường, tên kia thả sức đấm đá cho đến khi Nhung nhàu nhĩ, tơi bời như một đống giẻ rách. Chiều hôm đó rồi cả hôm sau Nhung bị bỏ đói đến không gượng dậy nổi. Suốt hai tháng trời, Nhung có cảm giác mình như một con thú nhồi bông, mặc sức cho lũ khách lăn lóc vầy vò. Nhưng sự giả vờ chịu đựng ngoan ngoãn của Nhung chỉ khiến chúng theo dõi chặt hơn. Đi mỗi bước là lũ ma cô dòm dõi mỗi bước. Không những thế mỗi lần tiếp khách xong là ngay lập tức Nhung bị khám xét, có đồng “bo” nào của khách là chúng lột sạch, sợ Nhung có tiền thì sẽ trốn mất…
Sự tuyệt vọng ngày càng tăng, Nhung không dám nghĩ đến khi nào thì sự nhơ nhớp, nhục nhã này mới dứt. Vậy mà đây hóa ra mới chỉ là sự mở đầu. Việc chống lại chúng xem ra là vô vọng. Khôn ngoan nhất là phải giả vờ nghe theo mới có cơ hội để thoát thân… Nhung nghĩ như thế và đành chấp nhận. Những lúc nằm một mình trong căn phòng nhớp nháp ấy, Nhung lại nhớ đến mẹ, nhớ đến ngọn núi chiều chiều vẫn lên trỉa lúa, nhớ đến con nước đầu làng nơi cô và chúng bạn vẫn ngày ngày tắm gội, nhớ những đêm xoang nồng nàn lửa và rượu ghè chuếnh choáng, nhưng tất cả đã xa mờ trong ký ức rồi. Nhung nhìn lại thực tại của mình, nhìn lại thân phận mình và lại khóc. Không có ngày nào Nhung không khóc, nhưng con đường trở về mịt mờ quá.
Một ngày, Nhung chẳng nhớ được đó là vào ngày nào, bởi suốt ngày trong căn phòng mù mịt tối tăm, cũng chẳng cần biết đến ngày tháng làm gì. Nhung ngậm ngùi nói với tôi như thế. Lúc ấy, có một người khách Trung Quốc tên là Pô Chải đến xem mặt Nhung. Mụ chủ thì thầm một lúc với ông ta rồi bảo: “Đi theo ông này!”. Một thoáng hy vọng mơ hồ vụt lên trong tâm trí cô sơn nữ đang sống trong chuỗi ngày tủi nhục, Nhung lập cập thu dọn quần áo đi theo. Sau này, Nhung mới biết nơi đến là 1 thành phố ở Quảng Đông. Nhà ông ta ở gần chợ, một ngôi nhà 4 tầng bề thế. Một mụ béo lùn rất khó đoán tuổi ra đón. Mụ nói ngay: “Bà Mùi đã bán mày cho tao. Mày đi khách khi nào đủ số tiền tao mua thì được tự do…”.
Vì đã quá quen với những điều này, Nhung không nói năng gì bởi cô biết rất khó để thoát khỏi tay bọn buôn người này. Nhưng chỉ có một điều rằng làm sao biết mụ mua bao nhiêu tiền mà tin lời mụ. Thôi thì cứ qua được ngày nào hay ngày ấy, Nhung tự nói với mình như vậy và cứ hy vọng vào một điều gì đó rất mơ hồ, xa xăm. Động mại dâm này của mụ ta đã có 4 cô gái, 3 Việt Nam và 1 Trung Quốc tên là Chin Chua. Các cô đều tỏ ra rất căm thù mụ, không chỉ vì bị lừa vào đây mà còn là sự đối xử độc ác của mụ… Mỗi ngày mụ chỉ cho ăn 2 bữa, mỗi bữa chỉ lưng lưng hai bát cơm. Ai tiếp khách mà không chiều, để khách kêu là mụ đánh. Ai trong ngày không có khách là mụ bắt nhịn cơm. Khổ sở nhất là cô Quỳnh. Quỳnh hơi lùn lại mập nên ít khách, thế là bữa ăn nào cũng bị mụ đay nghiến. Thỉnh thoảng mụ lại bắt Quỳnh nhịn cơm để “giảm cân”. Quỳnh và các cô đã định bỏ trốn nhiều lần nhưng đều không thành. Họ bị theo dõi từng cử chỉ và nhất là bị lột sạch tiền “bo” nên chưa thể nào trốn được…
Sự nhục nhã, ê chề đã đến với Nhung ngày càng kinh khủng. Nhung phải tiếp nhiều khách mà gã nào cũng già khụ, hôi rình. Có lẽ đây là thứ dân nhà quê lên thành phố làm thuê vất vưởng. Họ cấu xé, lăn lóc cho đến khi kiệt sức mới chịu buông tha Nhung. Đã nghe bài học từ những người cùng cảnh ngộ, Nhung tự nhủ phải cắn răng chịu đựng, uất quá thì khóc lên cho nhẹ lòng, vậy mà rồi cũng không thoát sự hành hạ ác hiểm của mụ. Một hôm phải tiếp nhiều khách quá, Nhung kêu mụ cho xin nghỉ. Mụ đã đồng ý thì bỗng một gã khách tới cứ đòi Nhung tiếp cho bằng được. Nhung không chịu, thế là ngay lập tức bị mụ lôi ra đánh. Tay cầm cây gỗ vuông cạnh, mụ cứ nhè ống chân Nhung mà phang. Nhung có cảm giác là mình chết ngay được vì đau đớn. Trận đòn tàn nhẫn của mụ đã khiến Nhung hơn một tuần sau mới nhúc nhắc đi lại được. Vậy mà chưa kịp lành vết thương, Nhung lại bị bắt phải tiếp tục tiếp khách. Mụ chủ hằn học: “Tao bỏ tiền ra mua mày, mày phải làm ra tiền để trả cho tao chứ không nuôi tốn cơm…”, thế là Nhung lại tiếp tục chịu đựng những chuỗi ngày tăm tối ấy.
Khi đã chịu không biết bao nhiêu sự đối xử tàn nhẫn của mụ chủ, trận đòn của Nhung như một giọt nước làm tràn ly, Quỳnh và Chin Chua rủ Nhung bỏ trốn. Họ bí mật giấu tiền “bo” của khách và lặng lẽ chờ cơ hội… Một hôm vừa ăn cơm tối xong, mụ chủ bỗng dưng thấy khó ở nên đi nằm sớm. Tay gác cửa được mụ cho ra chợ vẫn chưa thấy về. Thấy cơ hội đã đến, 3 người xuống tầng dưới giả bộ như xem có khách đến không. Thấy mụ ta vẫn không để ý, họ nhanh chân thoát ra ngoài. Chin Chua gọi taxi đưa cả ba về quán cơm nơi cô từng làm thuê trước đây. Ông chủ là người tốt, cho họ ăn ở ba hôm rồi chỉ đường cho Quỳnh và Nhung về Việt Nam trong nỗi sợ bị bắt lại thôi thúc trong lòng…
Hạnh phúc muộn mằn nở từ trong ngang trái
Ngày Nhung được các đồng chí cán bộ công an đưa về lại buôn làng, cả làng mở một lễ đâm trâu rất lớn mừng đứa con của buôn làng trở về từ nỗi tủi nhục, từ địa ngục. Mẹ Nhung thì cứ khóc ngất khi nghe con kể. Bà cứ tưởng con mình đã yên ấm nơi quê chồng. Bởi lúc đó Hợp sau khi đã lừa bán Nhung rồi, hắn ta còn cả gan trở lại nhà bà, trơ tráo nói dối là Nhung đã có thai gần đến ngày sinh. Bà nghĩ sự đã rồi thì cũng nên tha thứ cho nó. Vậy mà hắn còn vét nốt chiếc xe máy, tài sản đáng giá nhất trong nhà đem bán rồi tếch thẳng không hẹn ngày trở lại…
Nhưng có lẽ cuộc đời không đến nỗi quá bất công với những con người lam lũ nghèo khó nơi miền rừng này, khi mối tình mà như Nhung bảo rằng: “Vì Yang thương Nhung nên cho người chồng chịu khó, biết thương vợ như thế!”. Khép lại câu chuyện về những chuỗi ngày tủi cực nơi xứ người. Nhung hào hứng kể cho tôi nghe về chuyện tình đặc biệt của mình, về người chồng mà chẳng bao giờ Nhung dám mơ ước tới. Anh tên là Quách Văn Nhân, quê ở thôn Bãi Bò, xã Hữu Nghị, huyện Như Thanh, Thanh Hóa, cũng là công nhân tới làng Nhung làm đường, hơn Nhung 1 tuổi…
Nỗi đau và sự sợ hãi đã khiến trái tim người sơn nữ đẹp như bông hoa của núi rừng ấy chai sạn. Nỗi đau từng bị lừa bán khiến Y Nhung và gia đình như con chim bị thương sợ gặp phải cành cong. Nhung buồn nhiều hơn trong lòng, và chính vì thế cô lại càng đẹp hơn. Còn cha mẹ của Nhung, những chuyến đi rừng cũng ít hơn, ngắn hơn bởi họ sợ một ngày trở về lại không thấy cô con gái ngoan, và biết đâu chuyến đi lần này của cô sẽ không may mắn có ngày về như lần trước nữa.
Cũng là một người quê Thanh Hóa nhưng Nhân khác Hợp bởi tấm chân tình và tình yêu đích thực anh dành co Nhung. Biết Nhung có một thời gian lưu lạc nơi xứ người và phải chấp nhận làm những công việc tủi nhục, nhưng anh hiểu chỉ vì hoàn cảnh nên cô mới làm như thế. Ngồi bên đứa con mới sinh chưa đầy một tuổi, anh Nhân cười hiền cho biết: “Gặp việc gì là giúp việc đó. Nhung chẳng giấu Nhân chuyện gì, kể cả chuyện khủng khiếp của những ngày ở trong nhà chứa nhưng với mình thì yêu nhau là chấp nhận hết!”.
Lúc ấy, mẹ Nhung bảo: Thằng Nhân miệng không biết nói hai lời, con người ở trong nhà, cái chân cái tay để ngoài rẫy, cái bụng nó thật như cái chiêng ngoài đêm hội, mẹ sao lại cản con nữa? Thế là sau hơn một năm kiên trì với tình yêu của mình, đám cưới của Nhung và Nhân đã diễn ra trong sự mừng vui của bà con trong buôn làng. Nhân quyết định ở lại nơi này lập nghiệp, dẫu chỉ là cái nhà lợp lá, vách che bằng vải bạt trơ trọi cuối làng, lại mới ở riêng, hai vợ chồng thỉnh thoảng còn phải đi làm thuê kiếm gạo nhưng Nhung vẫn thấy ấm cúng, hạnh phúc lắm.
Bây giờ con trai của Nhung đã được gần 1 tuổi, sắp làm lễ thổi tai rồi đấy. Đêm hoang hoải trong bập bùng ánh lửa, ngôi nhà của Nhung ấm cúng hơn khi có tiếng cười của con trẻ, có tình yêu và sự cảm thông chia sẻ của hai con người đã trải qua nhiều nỗi cực nhọc của đời người. Đêm ấy, rượu mềm môi, những tiếng cười cũng mềm môi. Tôi hiểu rằng cuộc sống đôi khi bắt con người phải vượt qua những đắng cay, để trân trọng hơn những giá trị của hạnh phúc lâu bền mà mình không dễ gì có được...
Bây giờ con trai của Nhung đã được gần 1 tuổi, sắp làm lễ thổi tai rồi đấy. Đêm hoang hoải trong bập bùng ánh lửa, ngôi nhà của Nhung ấm cúng hơn khi có tiếng cười của con trẻ, có tình yêu và sự cảm thông chia sẻ của hai con người đã trải qua nhiều nỗi cực nhọc của đời người. Đêm ấy, rượu mềm môi, những tiếng cười cũng mềm môi. Tôi hiểu rằng cuộc sống đôi khi bắt con người phải vượt qua những đắng cay, để trân trọng hơn những giá trị của hạnh phúc lâu bền mà mình không dễ gì có được...
Theo Ksor Khôi
An ninh Thủ đô