Chuyện tình cảm động của người lính cảnh sát biển có vợ bị ung thư
(Dân trí) - Thời điểm anh phải xa nhà, làm nhiệm vụ cũng là lúc gia đình xảy ra nhiều biến cố. Bố mẹ anh mắc bệnh thấp khớp thường xuyên đau ốm, vợ anh - chị Trần Thị Hòa vừa mới sinh con cũng phải lặn lội ra Hà Nội, một mình can trường chống lại căn bệnh ung thư quái ác.
Trong số những chiến sỹ cả nước đang bám biển làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, có lẽ trường hợp của thượng úy Nguyễn Quốc Huy – chính trị viên tàu CSB 2016 là đặc biệt nhất. Thời điểm anh phải xa nhà, làm nhiệm vụ cũng là lúc gia đìnhĠanh xảy ra nhiều biến cố. Bố mẹ anh mắc bệnh thấp khớp thường xuyên đau ốm, vợ anh - chị Trần Thị Hòa vừa mới sinh con cũng phải lặn lội ra Hà Nội, một mình can trường chống lại căn bệnh ung thư quái ác.
Thế nhưng, vượt lên trên tấŴ cả, ở nơi đầu ngọn sóng, người chiến sỹ ấy vẫn vững vàng tay súng, anh Huy cũng là người đã từng nhiều lần dũng cảm ở lại trên boong tàu trong lúc tàu Trung Quốc đâm tàu CSB 2016 để quay lại những bằng chứng quý giá làm tư liệu sau này… Cũng chính anŨ luôn là cán bộ gương mẫu, nguồn động viên tinh thần cho các chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Chỉ nhớ vợ con vào những lúc rảnh rỗi”
Có cơ hội được trò chuyện hiếm hoi với anh khi tàu CSB 2016 cập bến Đà Nẵng sửa chữa, biết tin chúng tôi vừa gặp vợ anh tại bệnh viện K – Tân Triều (Hà Nội), anh liên tục hỏi thăm sức khỏe vợ. Can trường, dũng cảm trên biển là thế, nhưng khi nhắc đến vợ con, người chiến sỹ ấy không giấu nổi xúc động, thỉnh thoảng đang trò chuyện anh phải ngừng lại để tránh những tiếng nấc nghẹn xúc động.
Anh Huy cho biết lần gặp vợ và gia đình gần đây nhất là dịp nghỉ phép 30/4 – 1į5. Anh dự định sẽ đưa vợ ra Hà Nội để tiếp tục đợt điều trị hóa chất thứ 6, nhưng chưa kịp thực hiện thì anh phải cấp tốc trở ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ.
“Khi đó, mình cũng chưa biết là nhiệm vụ gì, nên khi tàu rời bến ngày 5/5, cũnŧ chỉ kịp nhắn nhủ vợ là anh có nhiệm vụ đặc biệt cần phải đi. Sau đó, thì gần như hai vợ chồng bặt tin nhau. Mãi đến gần một tháng sau đó, khi tàu vào đất liền, mình và vợ mới có dịp hỏi thăm nhau vài phút ngắn ngủi qua điện thoại…”, anh Huy nhớ lại.
Chia sẻ về hoàn cảnh đặc biệt của mình, người chiến sĩ can trường nơi sóng biển Hoàng Sa kể, thời điểm bé thứ 2 chào đời, cũng là lúc gia đình anh nhận được tin dữ khi bác sỹ phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể chị Hòa.
“Lúc đó, vợ chồng mình suy ųụp lắm, trước mặt vợ, mình cố tỏ ra bình tĩnh, nhưng khi bế con trên tay, nhìn con còn đỏ hỏn, đôi mặt ngây thơ ngước nhìn làm nước mắt mình trực trào…”. Bệnh tật, khó khăn là thế nhưng anh Huy bảo, chị Hòa – vợ anh là một người phụ nữ mạnh mẽ, tự lậpĠvà đầy nghị lực. Nhà neo người, anh lại công tác xa nhà nên tất cả những lần xạ trị ngoài Hà Nội chị đều một mình xoay xở, lo liệu.
Sức khỏe kém nhưng để tiết kiệm chi phí, chị thường đi những xe khách giá rẻ chứ không chọn Ÿe giường nằm, hay chất lượng cao. Nhiều khi cả quãng đường từ Quảng Bình ra Hà Nội, chị phải ngủ vạ vật dưới gầm xe khách hay ngồi trên những bao tải hàng đựng đồ. Thương vợ, lần nào gọi điện về anh cũng không quên dặn chị không được tiết kiệm ảnh hưởnŧ đến sức khỏe. Nhưng chị chỉ vâng dạ cho anh yên lòng, rồi lại “đâu vào đấy”.
Ngay cả những bữa cơm tại bệnh viện, chị cũng chỉ dám ăn cơm từ thiện hay cháo miễn phí. Nhiều khi vừa truyền hóa chất xong, chị nôn thốc nôn tháo, thở kŨông ra hơi. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên vừa rồi, đơn vị tạo điều kiện cho anh được nghỉ phép dài ngày để đưa vợ đi điều trị.
Nhưng vừa bắt xe khách về nhà, ăn với gia đình được bữa cơm, anh lại nhận lệnh trở ra HoàngĠSa làm nhiệm vụ gấp: “Mình thương vợ nên cứ lấn cấn mãi, Hòa thì cương quyết, lạc quan nên cuối cùng Hòa lại là người phải động viên mình…”. Khi được hỏi, có lúc nào trong khi làm nhiệm vụ, hình ảnh vợ con khiến anh day dứt không, thì anh Huy thành thᶭt: “Thú thật, mình chỉ nhớ vợ con khi có thời gian rảnh. Mình luôn xác định, để là một người chồng, người cha tốt thì trước hết phải là một người lính trách nhiệm với công việc mà Tổ quốc giao phó…”.
Hậu phương vững chắc
ĊChúng tôi tìm gặp chị Hòa tại bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) khi chị đang một mình tất tả lo thu tục xuất viện. Hơn 30 tuổi nhưng bệnh tật và những lo toan cuộc sống khiến cho người phụ nữ này trở nên xanh xao, nhỏ bé.
čSức khỏe yếu nên thỉnh thoảng đang trò chuyện chị phải dừng lại để lấy hơi. Không có đồ đạc gì nhiều, lần ra Hà Nội này, gần như cả gia đình chị đã vét sạch những đồng tiền cuối cùng. Khó khăn chồng chất là vậy, nhưng lần nào cũng thế, khi anh Huy điện thoại về, trong những cuộc điện thoại ngắn ngủi, chị luôn nở nụ cười, động viên chồng công tác tốt.
Chị Hòa xúc động cho biết, đôi khi nhìn những gia đình khác đông đủ, có chồng chăm sóc chị cũng cảm thấy chạnh lòng nhưng cảm xúc đó chỉ là thoáng qua. Hòa bảo, dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa nhưng chỉ cần anh vững vàng tay súng nơi đầu ngọn sóng để bảo vệ tổ quốc là chị mãn nguyện và hạnh phúc lắŭ rồi.
Kể về mối tình đặc biệt của mình, chị Hòa cho biết, yêu nhau 6 năm, nên duyên vợ chồng được hơn 4 năm nhưng thời gian hai người ở bên nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả nỗi nhớ nhung, yêu thương chị chỉ biết gửi gắm qua nŨững trang thư viết vội hay những tin nhắn điện thoại.
Cả hai lần chị Hòa vượt cạn sinh nở, anh đều không thể ở bên cạnh động viên, chăm sóc.
Ngày cu Bi – đứa con trai đầu lòng của anh chị biết nói tiếng “ba” đầu tiên, nghe giọng líu lo, hồn nhiên của con trong điện thoại, chị trào nước mắt. Ở đầu dây bên kia, chị cũng nghe thấy tiếng nấc nghẹn vì xúc động của chồng. Vắng nhà biền biệt, nên tất cả mường tượng về con, anh Huy đều phải nhờ vợ miêu tả qua điện Ŵhoại. Còn cu Bi cũng chị biết mặt bố qua những bức ảnh anh chụp và gửi về.
Chị Hòa kể, nhớ nhất là lần, khi cu Bi được hơn 2 tuổi, anh Huy xin phép đơn vị mấy ngày phép tranh thủ về thăm vợ con. Mọi lần trên điện thoại, mong gặp bốĠlà thế nhưng khi trông thấy bố bằng da, bằng thịt bên ngoài thì cu cậu lại khóc thét lên, trốn sau cánh cửa và cương quyết không cho bố bế.
Lần ấy, trông thấy phản xạ của con, cả hai anh chị đều như chết lặng, thương con đến thắt Ŭòng. Không biết làm cách nào, chị Hòa đành phải lấy điện thoại, bật loa ngoài gọi cho anh Huy. Nghe thấy tiếng ba, nên cu cậu mừng rỡ, cầm điện thoại bi bô: “Lúc này, anh Huy mới bảo con, ba Huy đây, ba về rồi sao ba bế con lại đẩy ba ra. Cu cậu chỉ òaĠkhóc rồi chạy ra ôm chầm lấy ba…”.
Những ngày sau đó, quen hơi ba nên đi đâu cu Bi cũng chỉ đòi theo bố. Chính vì bện bố quá, nên mỗi lần chuẩn bị trở lại đơn vị là con lại khóc mếu máo đòi ba ở lại. Sau này lớn hơn, hiểu tính chᶥt công việc của ba nên con ít khóc đòi ba, thỉnh thoảng trên ti vi chiếu những đoạn phim về người lính biển là cu cậu lại mừng rỡ, reo lên đầy tự hào: “Ba kìa, ba con đấy…”.
Và rồi, cậu bé lại “bắt chước” những động tác hành quân ţủa người lính. Chị Hòa chia sẻ, đi đâu con cũng khoe có ba làm lính biển bảo vệ Tổ quốc, đây có lẽ là những giây phút chị cảm thấy tự hào và hạnh phúc nhất.
Nghe tin tàu CSB 2016 bị tàu Trung Quốc đâm vỡ mạn thuyền, chị Hòa lo lắngĠđến “mất ăn, mất ngủ” nhưng đến khi anh Huy gọi điện thông báo là không sao thì cả gia đình mới thở phào nhẹ nhõm: “Lần nào điện thoại về anh Huy cũng bảo em yên tâm, mọi người ở đó vẫn bình an, khỏe mạnh. Anh làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo cũnŧ là bảo vệ xóm làng, làm việc chính nghĩa nên không có gì phải lo hết. Em luôn tự hào về chồng mình và mong anh hoàn thành tốt nhiệm vụ…”.
Điều mong ước lúc này của Hòa là mau chóng khỏi bệnh, chăm sóc hai con thật tốt để chồng yênĠtâm công tác: “Em và các con luôn tự hào về ba, ở nhà có khó khăn đến mấy thì ba mẹ con cũng sẽ cố gắng vượt qua. Em cầu mong anh và đồng đội luôn giữ sức khỏe tốt để xứng đáng với sự tin tưởng mọi người dành cho”.