1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Bình Định:

Chuyên gia Nhật cùng ngư dân Bình Định ra khơi câu cá ngừ đại dương

(Dân trí) - 4 chuyên gia Nhật trực tiếp lên tàu cá của ngư dân Bình Định để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ câu cũng như cách bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

 

Chuyên gia Nhật lên tàu dạy ngư dân Bình Định câu cá ngừ đại dương

Sáng sớm 6/10, tại cảng cá Quy Nhơn (Bình Định), 4 chuyên gia Nhật Bản gồm: ông Keigo Ebata - giảng viên Trường ĐH Kagoshima, 3 kỹ thuật viên là ông Tesuo Kiya, Shuji Nakao và ông KeiJi Kamei, cùng cán bộ kỹ thuật thuộc Sở NN&PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đã lên 3 tàu cá ngư dân trực tiếp ra khơi đánh bắt CNĐD.

Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lên tàu ra khơi dạy ngư dân Bình Định cách đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản
Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lên tàu ra khơi dạy ngư dân Bình Định cách đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản

Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lên tàu ra khơi dạy ngư dân Bình Định cách đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Đây là chuyến câu CNĐD bằng trang thiết bị của Nhật Bản, đặc biệt là lần đầu tiên có các chuyên gia Nhật, trong đó có cả giáo sư cùng đi trên tàu để trực tiếp chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách đánh bắt cũng như cách bảo quản CNĐD theo công nghệ Nhật Bản.

Ngư dân Nguyễn Quê (ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá BĐ 96776 TS phấn khởi cho biết: “Với thiết bị mới này dù chưa thử nghiệm câu nhưng qua tập huấn, đặc biệt hôm nay, trực tiếp có chuyên gia Nhật cùng đi trên tàu để hướng dẫn ngư dân đánh bắt với trang thiết bị mới như máy thu câu, đèn câu mới, bộ soker gây tê mới… tôi hy vọng chất lượng CNĐD sẽ đạt yêu cầu thị trường Nhật”.

Anh Quê nói thêm, bộ socker cũ dòng điện không có sẵn, thời gian có điện bị ngắt quãng mỗi 30 giây lại ngắt 5 giây nên gây tê cá chậm, cá giãy giụa nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng cá bị ảnh hưởng. Ưu điểm của bộ socker mới này là dòng điện có sẵn mạnh, khi cá cắn câu thả dòng điện dùng điều khiển bấm nút cá tê liệt chỉ trong 5 giây.


Ngư dân Nguyễn Quê cho rằng bộ socker mới có nhiều ưu điểm.

Ngư dân Nguyễn Quê cho rằng bộ socker mới có nhiều ưu điểm.

Theo ông Trần Văn Phúc – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định - cho biết, trong chuyến ra khơi này, Sở NN-PTNT Bình Định tổ chức 3 tàu cá được trang bị thiết bị của Nhật Bản, đặc biệt có 4 chuyên gia Nhật cùng 6 cán bộ kỹ thuật thuộc Sở cùng đi trên tàu cá với ngư dân. Kết quả của chuyến biển thử nghiệm này sẽ là bước đầu để các chuyên gia Nhật cùng với cán bộ kỹ thuật của Sở NN-PTNN tỉnh và ngư dân được nắm bắt được kỹ thuật khai thác CNĐD trên biển. Từ đó, hoàn thiện cho 25 bộ câu của 25 tàu cá khai thác theo chuỗi khai thác và xuất khẩu CNĐD qua Nhật trong thời gian tới.

Bà Trần Thị Thu Hà- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, khẳng định, đây là chuyến biển để thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ do Nhật Bản chuyển giao cho ngư dân tỉnh. Từ đó, tỉnh mới có kế hoạch đầu tư nâng cấp sản cá ngừ của Bình Định tương đương với chất lượng của Nhật Bản, nhằm đưa sản phẩm CNĐD vào thị trường chất lượng cao và bán đấu giá ở thị trường Nhật Bản và các nước khác.

Bà Trần Thị Thu Hà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đang xem mồi câu bằng mực giả phát sáng dụ cá ngừ đại dương vào ăn 
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đang xem mồi câu bằng mực giả phát sáng dụ cá ngừ đại dương vào ăn 
Bộ cần câu theo công nghệ Nhật Bản
Bộ cần câu theo công nghệ Nhật Bản
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định bắt tay tiễn chuyên gia Nhật Bản lên tàu đánh bắt cá ngừ cùng ngư dân
Bà Trần Thị Thu Hà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định bắt tay tiễn chuyên gia Nhật Bản lên tàu đánh bắt cá ngừ cùng ngư dân

Doãn Công
(Email: ledoancong@dantri.com.vn)