1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

TP.HCM

Chuột “đại náo” khu dân cư

(Dân trí) - Bất kể ngày đêm, đàn chuột “vô tư” kéo nhau ra kiếm ăn. Dù ngay khu dân cư đông đúc nhưng đàn chuột vẫn “diễu hành”’ như chỗ không người. Sự bùng phát về nạn chuột đang tiềm ẩn nguy cơ các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.


Chuột đại náo khu dân cư 
Chuột "đại náo" khu dân cư 

Điểm “nóng” về nạn chuột lộng hành phải kể đến khu vực phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM. Tìm đến nơi đây vào một ngày đầu tháng 9, chúng tôi ghi nhận sự “lộng hành” của đàn chuột. Tại một mảnh đất trống sau lưng căn nhà số 82 Trần Thánh Tông (phường 15), hàng trăm con chuột bu quanh xọt đựng rác để ven đường.

Dù nơi này luôn có người qua lại và nằm sát vách nhiều hộ dân khác nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến việc kiếm ăn của đàn chuột. Khi lượng thức ăn bên ngoài hết, đàn chuột bắt đầu đào lỗ tràn vào nhà dân, đục tung nền gạch, cắn xé bất kì thứ gì chúng gặp phải. Không ít hộ dân nơi đây phải tìm đủ cách nhưng vẫn chưa khống chế được lũ chuột này.

Chuột lộng hành giữa ban ngày
Chuột lộng hành giữa ban ngày
Chuột lộng hành giữa ban ngày

Tại khu vực kênh Tân Trụ nằm dọc theo đường Nguyễn Phúc Chu (phường 15), nhắc đến chuột, người dân nơi đây không còn cảm thấy bất ngờ. Hầu hết mọi người đã quen với cảnh đào bới, tàn phá của lũ chuột dưới cống ngoi lên. Gạch đá, đổ bê tông chặn lỗ…rất nhiều phương pháp nhưng cuối cùng đâu lại vào đó, chuột vẫn lộng hành.

Nhiều nhà dân đã “đầu hàng” các “ông chuột” bằng cách để đồ ăn sẵn bên kênh Tân Trụ cho lũ chuột. Tuy nhiên, hành động này sẽ dẫn tới hệ quả số lượng chuột sẽ tăng lên con số khủng khiếp trong thời gian tới. Như vậy, đàn chuột không chỉ dừng lại ở mức độ phá phách hơn trước gấp nhiều lần mà còn tiềm ẩn nguy cơ những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát.

Kéo đàn ra kiếm ăn
Kéo đàn ra kiếm ăn
Kéo đàn ra kiếm ăn

Người dân địa phương cho biết, nạn chuột bùng phát có thể do kênh Tân Trụ, Cống Lở và Hy Vọng bị ô nhiễm nặng vì một số cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường, tạo điều khiện thuận lợi cho đàn chuột sinh nở.

Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy, hàng trăm hộ dân nơi đây đều thải rác sinh hoạt hàng ngày trực tiếp xuống kênh. Vừa có nơi cư ngụ “lí tưởng” về địa hình, vừa được cung cấp nguồn thức ăn “thỏa mái” cộng với việc thiếu các phương án diệt chuột thì việc đàn chuột “đại náo” khu dân cư là điều chắc chắn xảy ra.

Các điểm tập kết rác sinh hoạt là nơi cung cấp thức ăn cho chuột
Các điểm tập kết rác sinh hoạt là nơi cung cấp thức ăn cho chuột

Theo Bác sĩ Phùng Thị Khai, Trạm trưởng Trạm y tế phường 15 (quận Tân Bình), ngành y tế đã lên kế hoạch khảo sat các hộ dân để diệt chuột bằng hóa chất. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế. Bác sĩ Khai nhấn mạnh, điều trước hết người dân phải nhìn nhận xem nguyên nhân từ đâu. Phải xác định được nguyên nhân thì mới giải quyết được triệt để nạn chuột này.

Bác sĩ Khai khuyến cáo, người dân nên xử lí phế thải trong sinh hoạt không nên đổ trực tiếp xuống kênh tạo nguồn thức ăn cho chuột, bên cạnh đó nên tổ chức phát quang, đánh sập hang ổ để chuột hết chỗ cư ngụ. Việc không có nơi trú ẩn và không có nguồn thức ăn chắc chắn nạn chuột sẽ được kéo giảm.

Hang chuột ngay dưới ghế đá
Hang chuột ngay dưới ghế đá
Một hang chuột khác nằm dưới gốc cây
Một hang chuột khác nằm dưới gốc cây

Trước khi tìm ra được những giải pháp khoa học cụ thể nhằm tiêu diệt đàn chuột, người dân cần nâng cao ý thức trong sinh hoạt hàng ngày để tránh sự tàn phá của lũ chuột. Đồng thời có thể tránh các bệnh lây nhiễm nguy hiểm do chuột gây ra.

Trung Kiên