Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mắt cựu nhân viên ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn
Giáo sư sử học Mỹ William Duiker từng là nhân viên ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn vào những năm 1960 và đã viết nhiều cuốn sách về Việt Nam.
Giáo sư Duiker từng là nhân viên ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn vào những năm 1960 và đã viết nhiều cuốn sách về Việt Nam như “Từ điển lịch sử Việt Nam”, “Việt Nam từ A đến Z”, “Giới thiệu Việt Nam: Đất nước, lịch sử và văn hóa”…
PV: Thưa Giáo sư Duiker, là tác giả của cả chục cuốn sách về Việt Nam, ông có thể giới thiệu đôi chút về bối cảnh ra đời của những tác phẩm này?
PV: Trong những cuốn sách viết về Việt Nam, cuốn tiểu sử “Hồ Chí Minh: Một cuộc đời” dày gần 600 trang là một trong những tác phẩm mà ông dành nhiều tâm huyết nhất. Vì sao ông lại quan tâm nghiên cứu và viết một cuốn sách lớn như vậy về Hồ Chủ tịch?
Giáo sư Duiker: Với vai trò của một nhà sử học, tôi quan tâm đến những phong trào, những sự kiện lớn trên thế giới, tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của chúng. Giới sử học chúng tôi cũng thường tranh luận về việc liệu một cá nhân có thể tác động mạnh tới lịch sử hay không, tức là con người tạo nên lịch sử hay lịch sử tạo nên con người. Những trải nghiệm tại Việt Nam đã đem lại cho tôi một bài học lớn rằng đây là trường hợp cụ thể mà trong đó một cá nhân, ở đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhân tố chủ yếu tạo nên động lực, sự quyết tâm và thành công của phong trào cách mạng Việt Nam.
PV: Vậy đâu là điểm ông ấn tượng nhất về Hồ Chủ tịch?
PV: Cuốn “Hồ Chí Minh: Một cuộc đời” đã nhiều lần đề cập tới di chúc của Hồ Chủ tịch, vậy ông đánh giá như thế nào về bản di chúc này?
Giáo sư Duiker: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh những ước nguyện của người dân Việt Nam. Nói một cách rộng hơn, đó cũng là ước nguyện của toàn nhân loại. Chẳng hạn như về độc lập, Hồ Chủ tịch đã có câu nói rất nổi tiếng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đây là những giá trị mà tất cả chúng ta đều chia sẻ và mong muốn.
Tôi rất ấn tượng với những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong 3 thập kỷ qua trong việc thực hiện những mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra, trong đó có vấn đề đoàn kết dân tộc. Tôi đặc biệt ấn tượng với sự đoàn kết, thống nhất của người dân Việt Nam hiện nay. Những chia rẽ mà tôi nhận thấy khi còn ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh giờ đây gần như đã hoàn toàn không còn và người Việt Nam đã đạt được sự đoàn kết rất lớn.
*** Xin cảm ơn giáo sư!
Theo Nhật Quỳnh, Huy Hoàng
Vov.vn