Chính quyền "móc ngoặc" doanh nghiệp bòn rút tài nguyên?
(Dân trí) - Vì sao doanh nghiệp có thể lộng hành, ngang nhiên "băm nát" con sông Rào Trổ, hủy hoại môi trường? Liệu có phải do sự móc ngoặc của chính quyền xã Kỳ Thượng với doanh nghiệp để bòn rút tài nguyên?
Cấp chui, khoán trắng
Thế nhưng, bỏ qua những quy định nêu trên, chính quyền xã Kỳ Thượng đã âm thầm cho phép nhà thầu là doanh nghiệp tư nhân Mi Vy (trụ sở tại Vũng Tàu) vào tổ chức khai thác cát sỏi, tận thu sa khoáng.
Chủ doanh nghiệp Mi Vy kêu: “Làm cái này không có lời lãi nhiều đâu. Chúng tôi bán ra mỗi khối cát chỉ được 40.000 đồng, trừ chi phí chỉ còn lãi 20.000 đồng. Nhưng số tiền này chưa phải lãi ròng mà còn dùng để chi quan hệ, mua hóa đơn xuất hàng”.
Tăng nguồn thu cho ngân sách xã?
Việc chính quyền xã Kỳ Thượng qua mặt các cấp thẩm quyền cấp chui, khoán trắng cho Doanh nghiệp Mi Vy khai thác, tận thu khoáng sản trên địa bàn đã rõ. Trách nhiệm của cơ quan quản lý tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn ở đâu? Trưởng phòng TN-MT huyện Kỳ Anh Phạm Huy Tường tỏ ra bất ngờ: “Có việc đó à? Chúng tôi không hề hay biết. Nếu có thì xã họ làm mô dưới, có báo lên phòng đâu!”.
Ông Tường nói, việc doanh nghiệp nói đã thông qua huyện, được huyện đồng ý cho phép khai thác, tận thu cát sỏi, sa khoáng tại thượng nguồn sông Rào Trổ là "nói bậy". “Đây là họ làm chui thôi, không có hồ sơ, thủ tục gì đâu. Chúng tôi không biết thì làm sao tỉnh biết được”- ông Tường nói thêm.
Trả lời câu hỏi, có hay không cán bộ xã Kỳ Thượng móc ngoặc với doanh nghiệp như phản ánh của người dân; ông Tường cho rằng cần xác minh cụ thể, phải có chứng cứ cụ thể mới kết luận được.
Điều dư luận băn khoăn nữa là cái giá 50 triệu đồng/năm được cho là quá ưu ái; bởi ngoài cát doanh nghiệp này còn tận thu cả sỏi và vàng cám. Có lý do gì để doanh nghiệp nhận được sự ưu ái đó?
Văn Dũng - Đức Quang