1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ

(Dân trí) - Những đồ gốm này được khu lò Chu Đậu - Mỹ Xá (Hải Dương) sản xuất vào thế kỷ XV, gồm 18 chủng loại chính và hơn 100 chủng loại phụ. Một số đồ gốm lần đầu tiên được phát hiện…

Nằm trong chương trình “Quảng Nam - Hành trình Di sản lần IV 2009”, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An cho trưng bày bộ sưu tập gốm Chu Đậu được trục vớt trong con tàu cổ bị đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm.

 

Qua 6 đợt cả thám sát, khai quật từ năm 1997-1999, các chuyên gia khảo cổ trong và ngoài nước cùng phối hợp với các ngành liên quan đã trục vớt hơn 240 ngàn đồ gốm các loại từ con tàu cổ đắm dưới đáy biển ở độ sâu hơn 70m, tại tọa độ 1606’30” vĩ Bắc, 108027’ kinh Đông, cách Cù Lao Chàm 15 km về phía Bắc, cách bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) 20 km về phía Đông và cách đất liền khoảng 30 km.

 

Những đồ gốm này có niên đại vào thế kỷ XV và được khu lò Chu Đậu - Mỹ Xá thuộc tỉnh Hải Dương sản xuất. Chúng gồm các dòng gốm: gốm hoa lam, gốm vẽ nhiều màu, gốm men xanh ngọc, gốm men màu xanh dương thẫm, gốm men trắng, gốm men nâu, gốm men sành…

 

Dòng gốm này có 18 chủng loại chính, hơn 100 chủng loại phụ như đĩa, bát, bình, chén, quả đào có gắn tượng vẹt, các loại ấm trà, các loại nậm, ống nhổ, bình vôi, tượng người quỳ nâng bình rượu, tượng cô tiên, các loại tượng động vật (sư tử, voi, cua, cá…). Trong số đó có một số đồ gốm lần đầu tiên được phát hiện như chiếc bát hoa lam vẽ rồng. Đặc biệt, có loại mỏng như vỏ trứng được dập hình chìm hoa lá và rồng.

 

Hoa văn trên gốm rất phong phú. Đề tài con người có các vị thần tiên, phụ nữ quý tộc, cụ già câu cá, người cưỡi ngựa, chiến binh phi ngựa, trẻ em nô đùa, trẻ em chăn trâu thổi sáo…

 

Đề tài động vật có rồng, phượng, sư tử, voi, hổ, ngựa, trâu, bò, cá chép, ong, bướm, chuồn chuồn…

 

Đề tài thiên nhiên cây cỏ có hoa sen, tùng, mai, trúc, mẫu đơn, các loại cây cổ thụ…

 

Tranh vẽ trên gốm có nhà cửa, sông nước, đường, núi non, mây trời… Mỗi loại đề tài thể hiện nhiều kiểu, tư thế, nhiều đồ án biến ảo, nhiều hình vẽ tạo nên sự phong phú đa dạng chưa từng thấy.

 

Kết quả khai quật, nghiên cứu con tàu đắm cổ dưới lòng biển Cù Lao Chàm đã góp luận cứ khoa học vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu giao thương quốc tế trên vùng biển Việt Nam trong lịch sử. Đặc biệt góp phần minh chứng thế kỷ XV - XVI, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực vào con đường tơ lụa - gốm sứ trên biển Đông nối Đông - Tây trong khu vực.

 

Mời độc giả chiêm ngưỡng bộ sưu tập gốm Chu Đậu đang được trưng bày tại 46 Nguyễn Thái Học - Hội An.

 

 

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 1

Phòng trưng bày gốm Chu Đậu tại 46 Nguyễn Thái Học - Hội An.
 
Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 2

Bát uống nước hình cành mai (trên) và bình Kendy (dưới).

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 3

(Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) Bát uống nước, bình tì bà Tam Thái, hộp đựng đồ trang sức, ly uống rượu.

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 4


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 5


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 6


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 7


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 8

Hũ có quai

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 9

Hình cá.

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 10

Hình cua.

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 11


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 12

Bình Kendy.

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 13


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 14

Bình rượu.

Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 15


Chiêm ngưỡng bộ gốm quý được trục vớt từ con tàu cổ - 16

Bình tì bà, họa tiết chim se sẻ.

 

Công Bính