(Dân trí) - Theo dự kiến trong tháng 7 tới, cầu Thăng Long sẽ được đóng cửa hoàn toàn để đại tu lần thứ 3 với số vốn dự kiến lên tới 270 tỷ đồng, thời gian đóng cửa cầu sửa chữa kéo dài hết năm 2020.
Cầu Thăng Long: "Chiếc áo vá đụp" trước kỳ đại tu lần 3
Theo dự kiến trong tháng 7 tới, cầu Thăng Long sẽ được đóng cửa hoàn toàn để đại tu lần thứ 3 với số vốn dự kiến lên tới 270 tỷ đồng, thời gian đóng cửa cầu sửa chữa kéo dài hết năm 2020.
Cầu Thăng Long có chiều dài hơn 3 km, cao 2 tầng, bắc qua sông Hồng. Sau hơn 30 năm, cây cầu nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế, cầu Thăng Long đã trải qua hàng chục lần sửa chữa và hai lần đại tu với kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Theo dự kiến trong tháng 7 tới, cầu Thăng Long sẽ được đóng cửa hoàn toàn để đại tu lần thứ 3 với số vốn dự kiến lên tới 270 tỷ đồng, thời gian đóng cửa cầu sửa chữa kéo dài hết năm 2020.
Nhìn từ trên cao có thể thấy mặt cầu Thăng Long lốm đốm như chiếc "áo vá chằng vá đụp".
Còn phía dưới, mặt cầu Thăng Long chỉ thấy những "ổ gà" đụn nhựa đường bị dồn lại thành đống lộ nguyên phần thép phía dưới.
Nhiều đống nhựa đường trên mặt cầu bị dồn lại nằm ở giữa giải phân cách có chiều cao từ 3 đến 7cm.
Năm 2009, mặt cầu Thăng Long đã được trải lại toàn bộ lớp thảm mặt cầu tầng 2 bằng công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, từ đó tới nay, lớp bê tông nhựa mặt cầu bị xô dồn, nứt ngang mặt do dính bám giữa bê tông nhựa mới sửa và bản thép phía dưới không đạt yêu cầu.
Công nghệ kỹ thuật sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công công nghệ mới của châu Âu, công nghệ này được sử dụng nhiều ở Mỹ và Trung Quốc nhưng là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Quá trình thi công sẽ thực hiện 24/24 giờ, cuốn chiếu dưới mái che và có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia tư vấn, thiết kế, giám sát thi công hàng đầu quốc tế.
Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng vào cuối năm 1974, chính thức khánh thành vào giữa năm 1985, sau 11 năm thi công. Cây cầu được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Xô.
Đỗ Quân - Trọng Trinh