Ninh Bình

Cận cảnh loài rết biển ăn sạch hàng chục hecta ngao giống của dân

(Dân trí) - Đàn rết biển khổng lồ từ đâu kéo đến ăn sạch ngao giống khiến người dân không kịp trở tay. Loài sinh vật kỳ lạ này có nhiều lông dọc hai bên thân, không có hàm nhưng có thể nuốt trọn con mồi rồi hút hết nước.

sâu ăn ngao 2.jpg

Đầu năm 2019, người nuôi ngao ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình thả xuống bãi nuôi hàng chục tấn ngao giống với diện tích hơn 30ha. Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thời tiết thuận lợi, ngao sinh trưởng và phát triển tốt. Ngao giống đang lớn nhanh bất ngờ bị đàn rết biển từ đâu kéo đến ăn thịt.

sâu ăn ngao 8.jpg

Một số hộ nuôi ngao giống bị thiệt hại nặng nề kể, trước Tết người dân đã thấy đàn rết này xuất hiện nhưng với lượng nhỏ. Chúng trú ấn dưới lớp cát bùn, rình rập và ăn ngao giống... Thấy ngao chết rải rác, ngư dân theo dõi để bắt đàn rết nhưng không xuể vì chúng xuất hiện ngày một đông hơn.

rết biển 1.jpg

Đàn rết khổng lồ từ đâu kéo đến ăn sạch hàng chục hecta ngao giống khiến người dân không kịp trở tay. Chúng nuốt chọn con ngao giống (bằng chiếc khuy áo cỡ nhỏ), sau đó hút hết nước rồi thải vỏ ra ngoài.

rết biển 1.jpg

Loài sinh vật kỳ lạ này có tên là rết biển (hay sâu biển), thân dài khoảng 5 - 10cm, dọc hai bên thân có nhiều lông. Dọc theo sống lưng từ đầu đến cuối cơ thể có các hình tam giác và đốm tròn màu sắc khác nhau.

sâu ăn ngao 5.jpg

Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ NN&PTNT) cho thấy, loài sinh vật này có tên khoa học là Chloeia sp, thuộc ngành giun đốt Annelida, lớp giun nhiều tơ Polychaeta. 

rết biển 3.jpg

Ở Việt Nam, rết biển từng được phát hiện ở nhiều nơi như ở Cát Bà (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh) và một số vùng ven biển miền Trung và miền Nam. Rết biển có thể được tìm thấy trên hoặc dưới đáy cát và bùn, đặc biệt chúng tích cực bò lên bề mặt nước và thường bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm.

sâu ăn ngao 3.jpg

Trước việc đàn rết biển khổng lồ xuất hiện dày đặc, người dân nuôi ngao giống đã phải dùng lưới đăng để ngăn và bắt đàn sâu. Tuy nhiên, việc làm thủ công này cũng không thể diệt hết được đàn rết với số lượng khủng. Vì thế, hàng chục hecta ngao chỉ trong thời gian ngắn đã bị loài sinh vật kỳ lạ ăn sạch.

rết biển 4.jpg

Loài sinh vật này thường săn mồi, ăn các san hô, bọt biển, hải quỳ, thủy tức, hải tiêu. Mặc dù không có hàm nhưng chúng có thể nuốt con mồi vừa cỡ miệng và hút hết nước bên trong.

sâu ăn ngao 6.jpg

Rết xuất hiện nhiều vào mùa sinh sản của chúng (tháng 4 đến tháng 6). Vùng biển có nhiều rết thường là bãi ven bờ có nhiều mùn bã hữu cơ, vùng nước có độ mặn cao.

rết biển 2.jpg

Không chỉ gây hại cho ngao giống, loài rết biển còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với chúng. Vùng da tiếp xúc với lông loại sâu này sẽ bị mẩn ngứa, sưng, thậm chí là mưng mủ.

 

Thái Bá