1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai

(Dân trí) - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN-MT) phối hợp với Cục Bảo tồn Đất và Nước của Đài Loan đã tiến hành lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm trượt lở dòng bùn đất đá ở Bản Khoang (Sa Pa, Lào Cai).

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết, tháng 9/2019, đơn vị này đã phối hợp với Cục Bảo tồn Đất và Nước của Đài Loan tiến hành lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm trượt lở dạng dòng bùn đất, đá theo thời gian thực tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Công trình trên gồm các thiết bị như: Trạm Trung tâm số liệu (Data Center) có chức năng nhận và ghi số liệu từ các cảm biến và thiết bị; xử lý như một trạm điện và trạm truyền số liệu, cung cấp quyền truy cập từ xa;

Trạm đo mưa (Rain Gauge) sẽ ghi nhận và đo lượng mưa tại chỗ, sử dụng như một đầu vào quan trọng cho công tác cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá dạng dòng bùn đá.

Tiếp đến là camera quan sát (CCD camera) có chức năng quan sát môi trường tại chỗ và ghi lại hình ảnh để xử lý, phân tích.

Cảm biến rung chấn (Geophone) ghi nhận các rung động từ mặt đất gây ra bởi dòng lũ bùn đá và được sử dụng như một chỉ số cùng với lượng mưa, cảm biến dây để cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất dạng bùn đá.

Hệ thống trên còn có cảm biến căng kế (Wire sensor) có tác dụng để xác định thời gian của dây bị đứt do tai biến trượt lở đất dạng bùn đá.

Cuối cùng là thiết bị đo mực nước bằng song radar (Radar water level meter) để đo mực nước và chỉ thị sự thay đổi độ cao khi dòng bùn lũ đá có thể xuất hiện. 

Dưới đây là hình ảnh công trình cảnh báo trên do phóng viên Dân trí ghi lại:

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 1

Trên thượng lưu lắp đặt hệ thống camera quan sát và gầu đo lượng mưa.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 2

Gầu đo mưa có tác dụng xác định lượng (mm) để truyền dữ liệu về máy chủ xử lý.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 3

Camera 1 hướng có tác dụng quan sát phía đỉnh núi trên thượng nguồn có nguy cơ sạt lở.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 4

Khu vực trung lưu lắp đặt các thiết bị, gồm: camera đa hướng có thể quan sát được 360 độ; đèn led hỗ trợ camera quan sát vào ban đêm; cảm biến rung chấn.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 5

Đèn led hỗ trợ camera quan sát vào ban đêm.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 6

Camera quan sát đa hướng sẽ ghi hình ảnh dưới lòng suối để truyền dữ liệu về cho máy chủ xử lý.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 7

Cảm biến rung chấn (Geophone) ghi nhận các rung động từ mặt đất gây ra bởi dòng lũ bùn đá và được sử dụng như một chỉ số cùng với lượng mưa, cảm biến dây để cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất dạng bùn đá.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 8

Tại khu vực hạ lưu lắp đặt camera quan sát đa hướng; còi ủ cảnh báo cho người dân xung quanh khi có sự cố; thiết bị đo mực nước siêu âm; căng kế.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 9
Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 10

Camera quan sát đa hướng có chức năng quan sát môi trường tại chỗ và ghi lại hình ảnh để xử lý, phân tích.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 11

Khi có tín hiệu nguy hiểm còi ủ sẽ phát ra âm thanh để người dân khu vực nghe thấy và có phương án phòng, tránh kịp thời.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 12

Cảm biến căng kế (Wire sensor) có tác dụng để xác định thời gian của dây bị đứt do tai biến trượt lở đất dạng bùn đá. Khi xảy ra sạt trượt đất đá, nếu làm đứt dây phía dưới nghĩa là những viên đá không quá lớn; nhưng khi làm đứt dây phía trên phải là những viên đá rất lớn. Từ đó sẽ cảnh báo kịp thời cho khu nhà dân phía hạ lưu ở sau cống này để kịp thời sơ tán đến nơi an toàn hơn.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 13

 Thiết bị đo mực nước bằng sóng radar (Radar water level meter) để đo mực nước và chỉ thị sự thay đổi độ cao khi dòng bùn lũ đá có thể xuất hiện. 

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 14
Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 15

Tủ chuyển đổi tín hiệu cảm biến có ở các cột thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 16

Công trình đã tận dụng trụ sở Trạm Y tế cũ của Bản Khoang để đặt Trạm Trung tâm số liệu (Data Center) gồm các thiết bị như ảnh dưới.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 17

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới gồm các thiết bị: Máy phát điện; Tủ hệ thống xử lý, gồm: 2 máy chủ xử lý dữ liệu và các thiết bị mạng; Hệ thống chuyển nguồn điện tự động; Hệ thống nguồn điện và ắc quy dự phòng.

Trạm Trung tâm số liệu (Data Center) sẽ xử lý, phân tích dữ liệu để đưa ra nhận định ngưỡng cảnh báo thiên tai (an toàn, có dấu hiệu, có nguy cơ xảy ra, chắc chắn xảy ra)  → gửi về Cơ quan nghiên cứu (Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản) → Chính quyền địa phương, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp...→ gửi tin nhắn tới người dân, còi ủ sẽ kêu.

Cận cảnh công trình cảnh báo sớm sạt lở đất, đá ở Lào Cai - 18

Tại Trung tâm Hà Nội cũng cập nhật được dữ liệu, hình ảnh từ công trình ở Bản Khoang qua đường truyền internet.

Ngày 4/9/2013, tại thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang (Sa Pa, Lào Cai) đã xảy ra một trận trượt lở dạng dòng lũ bùn đá làm 14 người chết, 10 nhà ở của dân bị cuốn trôi và tàn phá, trong đó có 7 nhà bị cuốn trôi, đổ sập và 3 nhà bị hỏng tường, bùn đất ngập nhà. Công trình công cộng gồm Trung tâm y tế dự phòng, trụ sở UBND xã, trạm bưu điện và trường trung học cơ sở bị bùn đất tràn vào gây hư hỏng nhiều đồ đạc, thiết bị.

Nguyễn Dương