Cận cảnh căn hầm chỉ huy tác chiến chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
Dưới lòng di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long có một căn hầm bí mật với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu.
Đó là hầm chỉ huy tác chiến T1 như chứng nhân lịch sử góp phần làm nên kỳ tích chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972.
Hầm Sở Chỉ huy tác chiến T1 của Bộ Tổng tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam được xây dựng vào năm 1964. Đây là nơi nhận báo cáo, truyền mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ Tổng tư lệnh đến khắp các chiến trường trên cả nước. Đặc biệt, trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không năm 1972, tại đây chính là nơi phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không cho toàn thành phố Hà Nội.
Hình ảnh căn hầm Sở Chỉ huy tác chiến T1:
Hầm gồm 3 phòng, tổng diện tích 64m2, bằng bê tông cốt thép nguyên khối.
Bức ảnh ghi lại khi Tổng Tham mưu phó và các đồng chí ở Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Phòng trực ban tác chiến rộng 34m2, là nơi làm việc 24/24 giờ của kíp trực ban tác chiến do Cục tác chiến, Bộ Tổng tham mưu đảm nhiệm.Đây cũng là nơi phát ra báo động phòng không cho Hà Nội, để người dân kịp xuống hầm trú ẩn; báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kết quả chiến đấu của quân dân; thiệt hại phía địch gây ra ở miền Bắc.Phòng trực ban tác chiến có hơn 20 chiếc điện thoại đặt trong 4 buồng nhỏ. Buồng số 1 nối với Quân chủng Phòng không Không quân. Buồng số 2 liên lạc với Bộ Chính trị, Bộ Giao thông Vận tải. Buồng số 3 nối trực tuyến với Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, tổng cục, quân khu, quân binh chủng. Buồng số 4 liên lạc với Tổng đài Bưu điện A9, đặt ở đường Hùng Vương.Phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2, gần cửa hầm ở hướng Nam. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm… đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban khoảng 10 người sinh hoạt suốt ngày đêm.Hình ảnh mô phỏng tiêu đồ viên trong kíp trực, đeo tai nghe và xác định tọa độ chính xác máy bay B52 của địch.Chiếc còi báo động phòng không ở góc phòng trực ban tác chiến. Khi ấn nút màu đỏ, lập tức còi được kết nối với còi báo động trên nóc Hội trường Ba Đình (Tòa nhà Quốc hội ngày nay). Đồng loạt sau đó, 15 còi báo động phòng không trên toàn thành phố Hà Nội đặt ở Nhà hát lớn, bưu điện... sẽ cùng rú vang, thúc giục người dân xuống hầm trú ẩn.