Tường thuật trực tiếp lễ diễu binh - diễu hành
Các lực lượng diễu binh trên phố mừng Quốc khánh
(Dân trí) - Đoàn diễu binh, diễu hành đi qua các tuyến phố trong những tràng pháo tay hồ hởi, chào đón của người dân hai bên đường. Tại quảng trường Ba Đình, lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng, không khí hào hùng. Trên đường phố, người dân cũng có một ngày Quốc khánh ý nghĩa.
Những gương mặt rạng rỡ có thể thấy trên mỗi ban công, góc phố (ảnh: Hồng Minh).
Đoàn diễu binh qua phố Tràng Thi (Ảnh: Lê Tú)
9h20', người dân trên hầu hết các tuyến phố bắt đầu ra về sau khi đoàn diễu binh đã hoàn thành chặng đường diễu hành. Người lớn, trẻ nhỏ vui vẻ, hồ hởi hẹn nhau buổi tối tiếp tục đi xem pháo hoa.
Người dân đã có một ngày Quốc khánh mãn nhãn (Ảnh: Tiến Nguyên)
Đoàn diễu binh hướng về phố Liễu Giai - Văn Cao (Clip: Ngọc Tú).
8h50', đại diện tầng lớp công - nông diễu hành qua phố Lê Trực.
(Ảnh: Quang Phong).
8h47', đoàn diễu hành tiến qua phố Liễu Giai.
Đoàn diễu binh đi qua phố Kim Mã (Ảnh: Tiến Nguyên).
8h45’ chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh kết thúc tại quảng trường Ba Đình. Các lực lượng vẫn tiếp tục chương trình diễu hành qua các tuyến phố.
8h40’, lễ diễu hành chuyển sang nội dung biểu diễn võ thuật, đồng diễn của các lực lượng tại quảng trường Ba Đình.
Các lực lượng diễu hành từ đường Hùng Vương rẽ về 2 hướng: Nguyễn Thái Học - Kim Mã và Nguyễn Thái Học - Tràng Thi (Clip: Thế Kha).
8h30’, đoàn xe mô hình biểu trưng cho quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ bắt đầu hành trình diễu hành với đoàn lân, rồng hộ tống hai bên. Đầu tiên là biểu tượng nhà nước Văn Lang, tiếp sau là biểu tượng nhà nước Âu Lạc với tòa thành của An Dương Vương và chiếc nỏ thần huyền thoại.
Hình tượng vua Đinh Tiên Hoàng phất cờ lau khởi nghĩa thống nhất loạn 12 sứ quân tiến sau mô hình về nhà nước tập quyền đầu tiên của đất nước – nhà nước Đại Cồ Việt.
8h25’, tại Ba Đình, đoàn đại biểu doanh nhân Việt Nam với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam Vũ Tiến Lộc dẫn đầu, đứng trước mô hình bánh lái con tàu hiên ngang vượt sóng tham gia diễu hành. Doanh nhân, doanh nghiệp đang là động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước.
Khối lực lượng dân quân tự vệ diễu hành trên phố (ảnh: Việt Hưng).
Vị trí đẹp xem diễu binh (ảnh: Việt Hưng).
8h20’, đoàn quốc kỳ tiến qua khách sạn Daewoo, hướng vào phố Liễu Giai.
Đoàn diễu binh đi qua phố Nguyễn Thái Học (Ảnh: Hồng Hải)
Khối nam nữ 54 dân tộc (Ảnh: Gia Chính)
8h17’, khối hồng kỳ được hơn 200 thanh niên giương cao tiến vào quảng trường Ba Đình. Đây là biểu tượng cho sự đoàn kết giữa lực lượng vũ trang nhân dân với toàn thể nhân dân, tạo nên sức mạnh toàn dân tộc.
Khối sỹ quan công an trong lễ diễu hành (ảnh: Hữu Nghị).
8h11’, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động – Thiếu tướng Nguyễn Duy Hải dẫn đầu đoàn sỹ quan Công an Nhân dân tiến qua lễ đài.
8h5’, những khối diễu hành đầu tiên đã tiến qua phố Kim Mã trong những tràng pháo tay hồ hởi, chào đón của người dân hai bên đường.
7h59’, đoàn diễu binh, diễu hành tiến ra đường Nguyễn Thái Học trước khi chia làm hai hướng Kim Mã và Tràng Thi.
Đúnh 8h khối cờ đi qua phố kim mã (Ảnh: Gia Chính)
7h59’, khối chiến sỹ đặc công biệt động diễu hành qua quảng trường Ba Đình.
Thời tiết sáng 2/9 nắng nhẹ, mát mẻ, hoàn toàn ủng hộ cho lễ diễu binh, diễu hành. Xung quanh quảng trường Ba Đình, người dân mang cờ, hoa rực rỡ, hân hoan cả ngày Đại lễ.
7h42’, xe đại diện của lực lượng vũ trang nhân dân do Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam dẫn đầu tiến qua lễ đài. Hơn 70 năm qua, dưới lá cờ lãnh đạo của Đảng, Quân đội đã tuyệt đối trung thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Trên lễ đài, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫy tay chào các lực lượng diễn hành đang tiến qua.
Đội quân nhạc với âm thanh hùng tráng của khúc quân nhạc, đồng hành cùng đất nước, thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân vững lòng, đồng tâm cùng chiến đấu tiếp tục tiến qua lễ đài.
7h41’, xe biểu tượng 70 năm Quốc khánh đặt trên mô hình con tàu lớn vươn khơi tiến qua lễ đài.
7h39, khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc tiến vào lễ đài. Màu cờ đỏ thể hiện sự hào hùng của dân tộc, bừng cháy hôm nay.
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được rước vào lễ đài. Đúng ngày này, cách đây 70 năm, tại quảng trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ cộng hòa.
7h36’, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều hành lễ diễu binh diễu hành.
Xe Quốc huy tiến qua lễ đài với đại diện 54 dân tộc Việt Nam. Lực lượng thể hiện lòng tự hào, khí thế hào hùng, lớn mạnh của toàn dân tộc, lực lượng vũ trang.
Quốc huy được đặt trên nền trống đồng, thể hiện sự vững bền của dân tộc và biểu tượng rồng thiêng đang bay lên.
Quảng trường Ba Đình rực rỡ sắc cờ hoa.
7h35’, bóng bay đồng loạt được thả trên nền nhạc Vinh quang Việt Nam.
7h11’, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh. Cách đây 70 năm, trong những ngày mùa thu lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, nhân dân ta đã làm nên mùa thu lịch sử. Ngày 2/9, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Sự kiện trọng đại này, Chủ tịch nước nhấn mạnh, là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là thắng lợi vĩ đại của nhân dân, đập tan chế độ áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Nhân dân từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ đất nước. Đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH.
Chiến thắng của Việt Nam là nguồn cổ vũ to lớn với các dân tộc bị áp bức bóc lột.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh. (Ảnh: Nguyễn Dương)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, chiến thắng lịch sử đó là do kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại cùng trí tuệ Hồ Chí Minh. Cả dân tộc đã bền bỉ kháng chiến, nhất tề vùng lên khởi nghĩa. Thực hiện lời thề thiêng liêng tại lễ tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã kiên quyết đập tan mọi thế lực thù địch, thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm thần thánh rồi trải qua 21 năm chiến đấu kiên cường chống đế quốc Mỹ với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng, thống nhất đất nước.
Ngay sau đó, cả dân tộc lại phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam. Đề cập Đại hội VI của Đảng với quyết sách đổi mới đất nước, Chủ tịch nước khẳng định đây là bước chuyển quan trọng để đưa đất nước phát triển đến ngày nay. “70 năm là hành trang quý báu của cả dân tộc để hội nhập quốc tế” – Chủ tịch nước phát biểu.
Người dân lắng nghe bài diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua màn hình ti vi trên đường Kim Mã. (Ảnh: Gia Chính)
Chủ tịch nước nhấn mạnh công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - “Người đã làm rạng danh dân tộc ta, nhân dân ta, non song đất nước ta”.
Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu đạt được những năm qua là quan trọng nhưng vẫn chưa xứng tầm. Chủ tịch nước lo lắng về vấn nạn suy thoái đạo đức, lối sống, quan liêu bao cấp và tham nhũng trong một bộ phận cán bộ làm suy giảm lòng tin của người dân.
Trở về với lời thề độc lập, Chủ tịch nước tuyên bố, nhất quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, mang lại cuộc sống thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc như Bác Hồ đã nói: “Nếu đất nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không để làm gì”.
Chủ tịch nước đề cập đến vai trò, yêu cầu về sự trung thành tuyệt đối, sự tinh nhuệ của lực lượng vũ trang chính quy để bảo vệ đất nước, nhân dân, bảo vệ Đảng.
Chủ tịch nước cũng dành nhiều tâm huyết để nói về về việc chấn chỉnh Đảng, chống suy thoái trong nội bộ, nhất là tệ tham nhũng, quan liêu. Chủ tịch nước nhấn mạnh yêu cầu sống còn của việc đổi mới Đảng, tổ chức thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào đầu năm tới.
“Hơn bao giờ hết chúng ta phải thấm thía lời dạy của Bác Hồ, một con người, một Đảng hôm nay là chân lý cũng sẽ không còn được ủng hộ nữa nếu lòng dạ không còn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” – Chủ tịch nước nhắc nhở.
Chủ tịch nước bày tỏ niềm tin tưởng cả đất nước, dân tộc sẽ làm nên một kỳ tích mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển đất nước, xã hội. Tinh thần Cách mạng Tháng Tám vĩ đại sẽ là động lực thôi thúc cả dân tộc phấn đấu.
Dự lễ kỉ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Tham dự buổi lễ cũng có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng có mặt.
7h5’, ngọn lửa bừng cháy trên đài lửa mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Các lực lượng tham gia dễ diễu binh, diễu hành làm lễ chào cờ. Loạt súng đại bác lần lượt nổ vang trên nền nhạc quốc ca.
Tại Hoàng thành Thăng Long, dàn đại bác nổ rền vang trong nền nhạc Quốc ca. (Ảnh: Hữu Nghị)
7h3’, trước đài lửa, rừng cờ đỏ nổi bật ngọn đuốc rực lửa. Ngọn lửa truyền thống được trao cho Trung tướng Triệu Xuân Hòa – Anh hùng lực lượng vũ trang để thắp lên đài lửa.
Đúng 7h sáng, ngọn lửa truyền thống được rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh ra quảng trường Ba Đình. Đoàn vận động viên rước đuốc trong trang phục đỏ trắng với sao vàng năm cánh trước ngực áo.
6h57
Nhân dân đứng chật kín hai bên đường. (Ảnh: Quốc Đô)
(Ảnh: Thế Kha)
Sát giờ diễu binh, không khí Quốc khánh trên các tuyến đường đã vô cùng rộn rã, náo nức.
Vừa náo nức, vừa trang nghiêm ngay sát giờ diễu binh. (Ảnh: Tiến Nguyên)
6h30, khu vực Nguyễn Thái Học - Văn Miếu, người dân nêm kín hai bên đường chờ đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Nhiều người túc trực tại đây từ 21h tối qua để giữ chỗ ngồi, họ mang cơm nắm và bánh mỳ đi ăn.
Dòng người từ các ngả đường vẫn đang tiếp tục đổ về khu vực trung tâm. Để phục vụ nhân dân, các bạn thanh niên tình nguyện có các bàn phục vụ nước uống miễn phí.
Điểm phục vụ nước miễn phí của thanh niên tình nguyện thủ đô. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Người dân tranh thủ ăn sáng trên phố Trần Huy Liệu trước giờ đại lễ. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Bác Đỗ Thị Bảy, Thạch Thất (Hà Nội), cho biết; bác đi từ tối qua lên nhà người cháu ở khu Thành Công, Ba Đình, chờ sáng này xem diễu binh sớm. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Hai ông cháu đi từ Ba Vì xuống Hà Nội từ trưa hôm qua, đang chờ xem diễu binh tại phố Nguyễn Thái Học, gần giao với Hùng Vương. Bác Phạm Văn Bằng chia sẻ muốn cô cháu gái Dương Hương Quỳnh (7 tuổi) hiểu về lịch sử và biết ơn những thế hệ cha ông ta đã đổ nhiều xương máu giành độc lập tự do cho tổ quốc. Lần diễu binh diễu hành nào ông cũng cho con cháu đi xem. Chỉ cần còn sức khỏe là ông còn tiếp tục duy trì truyền thống, đưa con cháu đến những điểm đến lịch sử để giáo dục lòng yêu nước cho con cháu. (Ảnh: Hồng Hải)
6h sáng 2/9, nhân dân đã "xí" kín chỗ trên các tuyến đường có đoàn diễu binh, diễu hành đi qua.
Người dân chờ đợi đoàn diễu binh trên đường Kim Mã (Ảnh: Tuấn Hợp)
5h30, đường Kim Mã, hướng từ Nguyễn Chí Thanh rẽ vào, bắt đầu cấm toàn bộ các phương tiện.
Lực lượng sinh viên tình nguyện đứng dọc đường Kim Mã (Ảnh: Tiến Nguyên)
Bắt đầu cấm phương tiện trên đường Kim Mã. (Ảnh: Tiến Nguyên)
4h30, gần sáng, mặt trời chưa ló rạng, người dân đã xốn xang.
"Xí" chỗ đẹp tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền từ đêm. (Ảnh: Thế Kha)
Cha tranh thủ chụp ảnh cho con trong lúc chờ đợi. (Ảnh: Thế Kha)
3h, càng về sáng không khí chuẩn bị cho ngày lễ Quốc khánh càng trở nên gấp rút, các ngả đường được thắt chặt an ninh. Những chiếc xe quân đội chở lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành liên tục đi về nơi tập kết. Đội ngũ công nhân vệ sinh cũng hoàn thành xong những nhiệm vụ cuối cùng. Tất cả đã sẵn sàng để chào đón ngày Quốc Khánh 70 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Video: Người dân trắng đêm chờ xem diễu binh
2h15,
Các chiến sỹ cảnh vệ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trước Quảng trường Ba Đình (Ảnh: Hà Trang - Vũ Ninh)
2h10
Ảnh chụp tại phố Phan Đình Phùng, một em nhỏ hào hứng trong không khí nhộn nhịp và sôi động trước ngày Quốc khánh (Ảnh: Hà Trang - Vũ Ninh)
1h45
Em Chu Thế Anh - học sinh lớp 6 - Trường Phú Thượng - Hà Nội, háo hức thức đêm để được tận mắt chứng kiến đoàn diễu binh, diễu hành sáng 2/9 (Ảnh: Vũ Ninh - Hà Trang)
Những công nhân vệ sinh môi trường tranh thủ chợp mắt ngay trên ghế đá công viên
Đường Phan Đình Phùng vắng lặng, toàn bộ các phương tiện cơ giới đã bị chặn từ 22h ngày 1/9
1h35
Công viên Thống nhất và rất nhiều địa điểm khác tại Hà Nội được trang hoàng lộng lẫy trong dịp Tết Độc lập 2/9
1h30
Hàng chục người dân chờ đợi tại khu vực phố Mai Xuân Thưởng - nơi đoàn diễu binh diễu hành sẽ đi qua
1h26
Hàng trăm người dân, tới từ nhiều tỉnh, thành khác nhau đang tá túc trên vỉa hè thủ đô chờ trời sáng để xem diễu binh tại đường Điện Biên Phủ (Ảnh: Việt Hưng)
Lúc này, những dòng người vẫn nối tiếp nhau trên các con phố, đổ về Quảng trường Ba Đình.
Tại đường Điện Biên Phủ, hàng nghìn người dân đang cố gắn nán lại để ngắm đèn hoa rực rỡ, tận hưởng thời khắc vô cùng đặc biệt này. "Khí thế hào hùng quá, nhiều năm mới tổ chức long trọng như thế này nên tôi cũng cố đưa vợ con đi chơi, cùng ngắm nhìn Hà Nội. Từ nhiều tuần lễ trước, tôi đã muốn đưa ba mẹ đến đây, vào lúc này, nhưng tiếc là sức khỏe ông bà không cho phép", anh Vương Tài Linh, trú tại Long Biên (Hà Nội) chia sẻ.
1h02
Bác Đặng Đình Trâm: "Tôi đang sống trong tâm trạng chờ đợi suốt chặng dài mấy chục năm ròng" (Ảnh: Hà Trang - Vũ Ninh)
Bác Đặng Đình Trâm (62 tuổi, Đồng Nai) xúc động cho biết, với mong muốn được tận mắt chứng kiến khoảnh khắc đoàn diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Khánh, gia đình bác gồm 4 thành viên đã đặt vé tàu từ tháng trước để ra Hà Nội. Đêm nay, bác Trâm dự định sẽ thức trắng ngay tại vườn hoa Lý Tự Trọng để chờ đợi lễ mít tinh diễn ra tại quảng trường Ba Đình: “Tôi hồi hộp đến không ngủ được, cảm giác được hòa mình trong những ngày lễ lớn của dân tộc thấy tự hào vô cùng. Chưa bao giờ tôi thấy Hà Nội đẹp đến thế”, bác Trâm hào hứng nói.
0h55
Càng về khuya dòng người đổ về khu vực đường Phan Đình Phùng và Quảng trường Ba Đình càng đông (Ảnh: Hà Trang - Vũ Ninh)
Các công nhân vệ sinh môi trường đang tất bật hoàn thiện những công đoạn cuối cùng (Ảnh chụp tại Quảng trường Ba Đình)
Bên trong vườn hoa Lý Thái Tổ hay khu vực đường Thanh Niên, hàng tốp người ngồi chờ đợi và tranh thủ chợp mắt lấy sức.
0h33
Những chiến sỹ cảnh vệ, công an, quân đội hay đội ngũ những công nhân vệ sinh, môi trường cũng tất bật hối hả hoàn thành những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho buổi lễ vào sáng ngày 2/9.
Trên nhiều con phố, hàng đoàn những chiếc xe chở lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành nối đuôi nhau về nơi tập kết. Càng về đêm, dòng người đổ về quảng trường Ba Đình càng đông, không khí tấp nập và nhộn nhịp khác hẳn với những ngày bình thường.
Tốp chiến sĩ Cảnh sát cơ động tham gia giữ trật tự tại khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng
0h20
Tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Thanh Niên, hàng trăm người ngồi chờ đợi và tranh thủ chợp mắt lấy sức.
Gia đình bác Trần Minh Ánh cũng lặn lội từ Bắc Giang xuống Hà Nội từ sáng sớm ngày 1/9 để được tham dự lễ mít tinh mừng Quốc Khánh. Bác Ánh cho biết, gia đình không có điều kiện nên hai vợ chồng bác đi xe máy và dự định sẽ thức trắng đêm nay để đi ngắm cảnh và lưu lại những khoảnh khắc đặc biệt của Hà Nội về đêm: “Tôi cũng từng phục vụ trong quân đội, có 2 lần được chứng kiến khoảnh khắc diễu binh, diễu hành, lần này với tôi cảm giác cũng vẫn nguyên vẹn như những ngày đầu. Thật sự xúc động, tự hào”.
Gia đình bác Ánh có mặt tại Hà Nội từ rất sớm, chờ đợi được tham dự lễ mít tinh mừng Quốc khánh 2/9
0h ngày 2/9
Tại phố Điện Biên Phủ, phố Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng tuy đã về khuya nhưng khung cảnh vẫn nhộn nhịp, tấp nập người đi lại. Từng nhóm người đi tản bộ, tranh thủ chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc trước ngày Quốc Khánh.
Bác Đặng Đình Trâm (62 tuổi, Đồng Nai) xúc động cho biết, với mong muốn được tận mắt chứng kiến khoảnh khắc đoàn diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Khánh, gia đình bác gồm 4 thành viên đã đặt vé tàu từ tháng trước để ra Hà Nội. Đêm nay, bác Trâm dự định sẽ thức trắng ngay tại vườn hoa Lý Tự Trọng để chờ đợi lễ mít tinh diễn ra tại quảng trường Ba Đình: “Tôi hồi hộp đến không ngủ được, cảm giác được hòa mình trong những ngày lễ lớn của dân tộc thấy tự hào vô cùng. Chưa bao giờ tôi thấy Hà Nội đẹp đến thế”, bác Trâm hào hứng nói.
Nhiều người dân tiếp tục đổ tới khu vực đường Hùng Vương ngắm công tác chuẩn bị cho lễ Diễu binh - Diễu hành (Ảnh: Quốc Cường)
Lúc 23h đêm 1/9 tại khu vực Quảng trường Ba Đình, nhiều người dân chờ đợi thời khắc buổi lễ Diễu binh - Diễu hành chính thức diễn ra (Ảnh: Quốc Cường)
Đến 22h30, một số cửa hàng cà phê vẫn cố nán lại phục vụ người dân (Ảnh chụp tại đường Điện Biên Phủ)
Tiếp tục cập nhật...
Nhóm phóng viên