Bộ TN-MT “kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí”
(Dân trí) - Năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ siết chặt kỷ luật tài chính, giám sát chặt chẽ đầu tư công, nguồn vốn vay, sử dụng và quản lý hiệu quả tài sản công, kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Theo kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phê duyệt, Bộ này đặt mục tiêu xây dựng hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bộ ít nhất đạt 30%.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử, cung cấp ít nhất 35% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán phí hoặc lệ phí khi giải quyết thủ tục thuộc thẩm quyền của Bộ bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của ngành tinh gọn, hoạt động hiệu lực và phấn đấu năm 2020 tiếp tục tinh giản thêm 2% biên chế so với năm 2015.
Siết chặt kỷ luật tài chính, giám sát chặt chẽ đầu tư công, nguồn vốn vay, sử dụng và quản lý hiệu quả tài sản công, kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của Bộ, giữa các đơn vị với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân; cập nhật và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường, nhất là về đất đai, quan trắc tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành thông suốt, kết nối giữa Bộ với Chính phủ, các Bộ, ngành và các Sở Tài nguyên và Môi trường để tập trung xử lý những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện Chương trình xây dựng và ban hành văn bản năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung nguồn lực để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Việc này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đưa môi trường cùng với kinh tế, xã hội là ba trụ cột trung tâm của phát triển, đưa công tác bảo vệ môi trường sang giai đoạn mới từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên và nhằm quản lý chặt chẽ...
Thế Kha