1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Bộ kèn đồng cử hành Quốc ca trên quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945

(Dân trí) - Bộ kèn đồng được Ban nhạc Giải phóng quân sử dụng để cử hành giai điệu bài hát "Tiến quân ca" trong lễ Tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đến nay vẫn được lưu giữ, trở thành tư liệu hiện vật đặc biệt về sự kiện lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Gặp người kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn độc lập


Ngày 02/9/1945, trên quảng trường Ba Đình, khi Cờ đỏ sao vàng được kéo lên trong sự hân hoan của hàng vạn người dân đang chứng kiến giờ phút lịch sử của dân tộc, âm hưởng hùng tráng của bài Tiến quân ca cũng được cử hành bởi Đoàn nhạc binh quân đội Quốc gia. Nhạc cụ được sử dụng là bộ kèn đồng 20 chiếc. Cho đến nay, bộ kèn đồng vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Trong ảnh là một trong 20 chiếc kèn đồng đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam.

Ngày 02/9/1945, trên quảng trường Ba Đình, khi Cờ đỏ sao vàng được kéo lên trong sự hân hoan của hàng vạn người dân đang chứng kiến giờ phút lịch sử của dân tộc, âm hưởng hùng tráng của bài "Tiến quân ca" cũng được cử hành bởi Đoàn nhạc binh quân đội Quốc gia. Nhạc cụ được sử dụng là bộ kèn đồng 20 chiếc. Cho đến nay, bộ kèn đồng vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Trong ảnh là một trong 20 chiếc kèn đồng đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam.


Những chiếc kèn đồng này do Ban nhạc Vệ quốc đoàn thu được từ đội nhạc kèn của quân Pháp tại Hà Nội.

Những chiếc kèn đồng này do Ban nhạc Vệ quốc đoàn thu được từ đội nhạc kèn của quân Pháp tại Hà Nội.


Bộ kèn đồng gồm các loại kèn saxophone, tenor, coz, trompét, connette. Sử dụng bộ nhạc cụ này là đội kèn Bảo an binh do nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên làm chỉ huy.

Bộ kèn đồng gồm các loại kèn saxophone, tenor, coz, trompét, connette. Sử dụng bộ nhạc cụ này là đội kèn Bảo an binh do nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên làm chỉ huy.


Trước Lễ tuyên ngôn độc lập, ngày 18/3/1959, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và đội kèn Bảo an binh đã được Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Nội mời tham gia Ban nhạc Giải phóng quân, tập các hành khúc như “Tiến quân ca” (Văn Cao), “Diệt phát xít” (Nguyễn Đình Thi), “Vũ khúc tưng bừng” (Lương Ngọc Trác)... để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đất nước.

Trước Lễ tuyên ngôn độc lập, ngày 18/3/1959, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và đội kèn Bảo an binh đã được Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Nội mời tham gia Ban nhạc Giải phóng quân, tập các hành khúc như “Tiến quân ca” (Văn Cao), “Diệt phát xít” (Nguyễn Đình Thi), “Vũ khúc tưng bừng” (Lương Ngọc Trác)... để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đất nước.


Năm 1959, bộ kèn cùng một số nhạc cụ khác được nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên, thay mặt cho Đoàn Quân nhạc, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lưu giữ, bảo quản.

Năm 1959, bộ kèn cùng một số nhạc cụ khác được nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên, thay mặt cho Đoàn Quân nhạc, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lưu giữ, bảo quản.


Nhạc sĩ, NSND Đinh Ngọc Liên (trái) - người đã tham gia cử hành Quốc ca trong Lễ tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình.

Nhạc sĩ, NSND Đinh Ngọc Liên (trái) - người đã tham gia cử hành Quốc ca trong Lễ tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình.


Cùng với bộ kèn đồng lịch sử, bản nhạc bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác cũng được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam.

Năm 1945, trước lễ Tuyên ngôn độc lập, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với nhạc sĩ Văn Cao sửa hai chữ trong bài “Tiến quân ca” để bản nhạc hoàn hảo hơn. Đó là rút ngắn trường độ nốt rê đầu tiên của chữ “đoàn” và nốt mi ở đoạn giữa trong chữ “xác”, làm cho bản nhạc khỏe khoắn, trầm hùng hơn.

Cùng với bộ kèn đồng lịch sử, bản nhạc bài "Tiến quân ca" do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác cũng được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam.

Năm 1945, trước lễ Tuyên ngôn độc lập, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với nhạc sĩ Văn Cao sửa hai chữ trong bài “Tiến quân ca” để bản nhạc hoàn hảo hơn. Đó là rút ngắn trường độ nốt rê đầu tiên của chữ “đoàn” và nốt mi ở đoạn giữa trong chữ “xác”, làm cho bản nhạc khỏe khoắn, trầm hùng hơn.

Thăm nơi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời

Xuân Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm