Biên phòng giữa lòng phố
Cùng với nhiều lực lượng khác, Bộ đội biên phòng TPHCM có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên một địa bàn trải dài từ trung tâm thành phố ra tới biển. Những câu chuyện về họ sẽ nói lên phần nào nhiệm vụ nặng nề, phức tạp gian nan của những người lính quân hàm xanh thời bình.
Ban chỉ huy Hải đội 2 bàn phương án tác chiến ngay trên tàu. Ảnh: T.Đ
Với địa hình sǴng rạch chằng chịt, giao thông đường thủy nhộn nhịp nhất nước, đây là địa bàn lý tưởng cho các loại tội phạm tụ họp, lẩn trốn, trộm cướp, buôn bán ma túy cùng những tai nạn đường sông, đường biển.
Đương đầu băng cướp mã tấu<įp>
Rạng sáng 5/5/2014, trung tá Hồ Minh Thanh, trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Nhà Rồng trực tiếp chỉ huy đồng đội truy bắt băng cướp vũ trang nguy hiểm chuyên sử dụng mã tấu “ăn hàng” trên các tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai.ļ/p>
Băng cướp liên tỉnh này do tên Trần Quốc Tấn cầm đầu đã thực hiện rất nhiều vụ cướp táo tợn nhắm vào các tàu hàng, xà lan, ghe bầu… suốt một dải từ cửa biển Cần Giờ vào các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Xoài Rạp… đe dọa nghiêm trọng an tůàn hàng hải và an ninh khu vực Cảng TPHCM.
Khoảng 3 giờ 15 phút sáng 5/5, nhận được tin báo có một băng cướp hung tợn gồm 6 tên trang bị mã tấu tấn công một số xà lan đang neo đậu trên sông Đồng Nai, cướp tài sản của chủ tàu, đe dọš, uy hiếp thuyền viên trên tàu. Lực lượng thường trực BPCK cảng Nhà Rồng nhanh chóng lên đường. Tình huống xảy ra quá nhanh, không kịp làm thủ tục cấp súng, anh em chỉ có gậy tuần tra. “Băng cướp này đã thực hiện nhiều vụ cướp trên sông nhưng nạn nhân ūhông dám khai báo. Chúng cũng có kinh nghiệm đối phó với công an, biên phòng nên nếu chậm chúng có thể tẩu thoát” – trung tá Thanh chia sẻ.
Trong đêm chúng đã tấn công hai xà lan, một chiếc chúng đã cắt khóa, một chiếc thả trôi vàĠđang đe dọa thuyền viên xà lan SG 6545, lấy đi 6 bình ắc quy, 2 máy bơm, 1.100 lít dầu, máy phát điện… Khi thấy bộ đội biên phòng truy đuổi, 6 tên leo lên ghe máy gắn động cơ xe hơi, bỏ chạy về hạ nguồn sông Đồng Nai.
Thượng úy chŵyên nghiệp Trần Bình Trọng, đội phó Đội giám sát 3, nhớ lại: Phát hiện bộ đội biên phòng không mang súng nên chúng không chịu đầu hàng. Tên cầm đầu còn đề nghị “điều đình”, xin chúng tôi bỏ qua. Kinh nghiệm đấu tranh với tội phạm nguy hiểm cho thấy, đ⏠cũng có thể là cài bẫy, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống trả lực lượng truy bắt để tẩu thoát. Bọn cướp ngoan cố, chúng tôi cũng quyết đuổi theo đến cùng. Một ca nô biên phòng, một ghe máy rượt nhau tốc độ cao suốt hàng chục cây số đường sông. Tình thế cực kỳ nguy hiểm khi bộ đội biên phòng chỉ có gậy đối mặt với băng cướp đông hơn, mỗi tên lăm lăm mã tấu dài hơn một mét.
Chạy hết sông lớn, băng cướp ngoặt vào con rạch nhỏ, tính lợi dụng vật cản là những lùm bụi dừa nước um tùm hai bên hòng tẩu thoát. Lúc này canô thứ hai của bộ đội biên phòng trang bị súng AK cũng kịp thời chi viện, dàn thế trận bao vây. Cùng đường, bọn cướp quẳng dao nhảy xuống sôngĠbỏ trốn. Tên Nguyễn Thành Hiệp, sinh năm 1993, ngụ tại phường An Lợi Đông, Quận 2, TPHCM bị còng tay tại trận. Qua khai thác nhanh lấy lời khai, ngay trong đêm công an đã bắt được Trần Quốc Tấn, sinh năm 1985, ngụ tại xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai,Ġkhi tên này vừa trở về nhà, trên người còn lấm lem bùn đất...
Với địa bàn quản lý của Trạm BPCK Nhà Rồng dài 15km đường sông với 8 cảng và 13 phao giao nhận hàng hóa, lượng tàu, thuyền vào ra ăn hàng mỗi năm lên tới gần 3.000 lượt, Ŵrong đó có 2.600 tàu nước ngoài. BPCK TPHCM còn có các trạm BPCK Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Mỹ, Khánh Hội quản lý các cảng và đoạn sông còn lại… Để phát hiện hàng lậu, nhất là ma túy trong hàng ngàn con tàu, trong đó không hiếm tàu chở container có tải tŲọng hàng chục ngàn tấn đều phải nhờ tai mắt người dân.
Để phá một vụ án, công sức bộ đội biên phòng bỏ ra không hề nhỏ, nhất là giai đoạn đón lõng, mai phục. Ở BPCK cảng TPHCM có lẽ chỉ cán bộ, chiến sĩ Đội phòng chống ma túy và tᷙi phạm “được” mặc thường phục trong giờ làm việc. Tính chất công việc thiên về hành động, thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, thậm chí có thể bị tội phạm trả thù nên thiếu tá Hoàng khá kiệm lời.
Năm qua đội của anh phối hợp cùng cáţ trạm BPCK và các đơn vị chống tội phạm trên địa bàn phá hàng chục vụ buôn lậu nhưng nhiều nhất vẫn là buôn bán ma túy. Để triệt phá đối tượng này anh em phải ẩn giấu danh tính, kiên trì đeo bám, mật phục, có khi phải đóng giả kẻ buôn bán ma túy để tràĠtrộn vào mạng lưới của chúng. Trong quá trình phá án không được phép sơ suất vì những kẻ buôn bán ma túy đều ý thức rõ ràng kết cục nghiệt ngã chúng phải gánh chịu khi sa lưới pháp luật nên hầu hết đều là những kẻ liều lĩnh, sẵn sàng “ăn thua đủ” với Ţộ đội biên phòng.
Chiến tích mới nhất, là ngày 28/4/2014, đội phối hợp với công an quận 4, TPHCM, sau nhiều ngày mật phục đã bắt quả tang 4 tên mua bán, tàng trữ chất ma túy.
Trung tá Hồ Minh Thanh nhớ lại hồi ţòn là đội trưởng trinh sát, không biết bao nhiêu đêm anh ra sông Sài Gòn mật phục đánh án. Trên người chỉ mặc độc chiếc quần đùi, giắt theo khẩu súng ngắn, ngâm mình ngập trong bùn giữa đám dừa nước đầy muỗi. Anh nhớ có lần đi mật phục cùng đồng đội, nŧâm mình trong nước hàng giờ, đồng đội chịu không nổi, đề nghị “anh ơi, lạnh quá, cho em hút điếu thuốc”. Vừa bực vừa thương, anh bảo: “Thôi ráng chịu chút về nhà, hút giờ lộ hết, uổng công sức anh em đeo bám bấy lâu”. Anh và đồng đội phải đóng giả đủ ŭọi đối tượng: đi câu, khách thương hồ, chèo ghe, đánh cá… để tìm kiếm manh mối phá án. Có lần anh Thanh phát hiện một lỗ cống có lưới chắn mở ra mở vào được mỗi khi nước lớn, nước ròng. Qua nhiều ngày suy ngẫm, té ra đó là con đường tuồn hàng của bọn bŵôn lậu. Vụ án sau đó được phá.
Giành giật với hà bá
Cho đến nay, những người lính biên phòng Hải đội 2, Bộ đội biên phòng TPHCM vẫn không quên những tiếng kêu xé lòng giữa đêm giông, của những người ngộ nᶡn trên chuyến ca nô H29BP định mệnh. Thượng tá Nguyễn Hữu Lợi, chính trị viên Hải đội 2 nhớ lại: Lúc đó đã gần 22 giờ đêm, ngày 02/8/2013, đơn vị nhận được lệnh của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TPHCM chuẩn bị lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn chiᶿc ca nô chở 26 người bị sóng đánh chìm trong cơn giông tại vị trí chưa xác định thuộc khu vực Cồn Ngựa, giáp ranh giữa Bà Rịa Vũng Tàu với TPHCM, cách Cần Giờ khoảng 4 hải lý và cách Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 7 hải lý. Đây là vùng biển khá rộng, nhiều sóng dồi.
Đại úy, thuyền trưởng Nguyễn Thành Tâm cùng đồng đội trên đường tuần tra.
Sau khi nhận lệnh, ban chỉ huy HảiĠđội 2 hội ý chớp nhoáng đồng thời điều hai tàu biên phòng xuất bến. Căn cứ của Hải đội 2 đóng ngay cửa biển Cần Giờ, ở vị trí khá thuận tiện để làm công tác cứu hộ cứu nạn. Nhưng cái khó là nguồn tin báo không nói chính xác tọa độ, trong đêm tối càng kŨó xác định vị trí tàu đắm.
Trung tá Lê Doãn Tấn, Hải đội trưởng trực tiếp chỉ huy cuộc tìm kiếm. Phải mất hơn một giờ quần thảo trên biển, tàu biên phòng BP 141201 mới phát hiện được vị trí ca nô chìm. Trên tàu lúc đó có 17 người Ţị nạn gồm 15 nam và hai nữ đang đeo bám vào ca nô lúc này đã lật úp, trôi lập lờ trên biển. Đại úy Trần Xuân Long, phó thuyền trưởng tàu BP 141201 hồi tưởng: Lúc đó sóng to cấp 5 cấp 6, lại sóng cồn nên rất khó tiếp cận tàu bị nạn. Anh em phải quăng pŨao để họ bám vào rồi lần lượt kéo lên tàu. Bộ đội biên phòng có 4 người thì một người lái tàu, một người rọi đèn, còn lại tham gia cứu người nên khá vất vả. Anh em dân quân đi theo cứu hộ thì lại bị say sóng. Trong số nạn nhân được bộ đội biên phòng giǠnh được cuộc sống từ tay Hà Bá có hai vợ chồng người Mỹ.
Tuy nhiên không phải vụ nào cứu hộ cũng thành công. Có những vụ rất đau lòng, chẳng hạn trường hợp 7 học sinh lớp 8 ở Bình Dương chết đuối ngày 31/12/2013 tại biển Cần Giờ troŮg kỳ nghỉ tham quan, tắm biển. Khi bộ đội biên phòng cùng các lực lượng cứu hộ nhận được tin và triển khai lực lương cứu hộ thì đã quá trễ. 12 em xuống tắm, chỉ 5 em may mắn thoát nạn. Sóng dồi khiến các em bị hổng chân, sặc nước và bị vùi chết tại kè đá gần đó.
Sống chết với vùng ngập mặn
Đại úy thuyền trưởng Tâm tuy người địa phương nhưng là dân thị trấn Cần Thạnh, gia đình không sống bằng nghề sông nước. Cha anh là cựu binh đặc công Rừng Sác thuộc Ŕrung đoàn 10 anh hùng nên tiếp bước truyền thống gia đình, tới tuổi, anh tình nguyện vào bộ đội biên phòng. Sau một thời gian làm nhân viên hàng hải, anh được cử đi học lớp đào tạo thuyền trưởng tại Nha Trang, cùng với kinh nghiệm tích lũy của dân địa Űhương, giờ đây anh là thuyền trưởng dạn dày kinh nghiệm sông nước, nắm rõ luồng lạch mọi sông rạch trong vùng.
Một người lính khác cũng dành gần hết cuộc đời binh nghiệp của mình cho mảnh đất ngập mặn Cần Giờ. Đó là thượng tá Nguy᷅n Hữu Lợi, chính trị viên Hải đội. Năm 1987, vừa tốt nghiệp Học viện Biên phòng, được điều về đồn Cần Thạnh, Cần Giờ. Hồi đó ở Cần Giờ, dù thuộc TPHCM, nhưng đường sá đi lại khó khăn, bị cách trở bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, toàn sông lớn, có đoạŮ sông rộng hàng vài cây số, nước ngọt được chở bằng ghe bầu đem bán, dân mua về chở bằng can, khẩu phần nước sinh hoạt hàng ngày đong từng lít. Có chuyện tiếu lâm kể về người dân Cần Giờ vốn hiếu khách là cái gì cũng có thể mời khách trừ… nước.
čCứ tưởng chỉ gắn bó một thời gian, ai ngờ một cô gái mặn mòi xứ biển đã níu chân người lính trong một lần xuống địa bàn làm công tác vận động quần chúng. Thấm thoắt đã 27 năm rồi. “Vợ chồng tớ có hai cô con gái. Cháu đầu đã đi làm, cháu ųau đang còn đi học”. Anh Lợi mãn nguyện khi vùng đất ngập mặn sình lầy này cho anh vị ngọt ngào của
hạnh phúc.
Theo Trường Điền
Tiền Phong