1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Quảng Nam:

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư

(Dân trí) - Cứ mỗi mùa mưa bão đến, biển Cửa Đại (Hội An) lại tấn công hàng loạt khu nghỉ dưỡng 4-5 sao ven biển và đe dọa khu dân cư bên trong. Tình trạng này diễn ra mấy năm nay và biển ngày càng hung hăng chưa muốn dừng lại.

Những ngày qua, mặc dù thời tiết chưa diễn biến phức tạp nhưng tình trạng sạt lở bờ biển tại khu vực biển Cửa Đại (TP Hội An) đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn nằm giữa khu bãi tắm Cửa Đại và khách sạn Victoria.

Những hình ảnh sóng biển “ăn” vào hàng rào các khu nghỉ dưỡng tại biển Cửa Đại được PV ghi lại.

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Trước đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án kè chống xâm thực bờ biển Hội An, với tổng chiều dài 7,6km, tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Đến nay đã thi công hoàn thiện đưa vào sử dụng tuyến kè có chiều dài 714,2m, với kinh phí hơn 50 tỷ đồng

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Mỗi năm, biển “ăn” sâu vào hàng chục mét đến sát con đường dẫn từ Cửa Đại đến các khu nghỉ dưỡng và khu dân cư về phía đồn biên phòng Cửa Đại. Từ năm 2011, chính quyền Hội An đã tổ chức làm lại bờ kè để bảo vệ các khu nghỉ dưỡng và khu dân cư bên trong. Ảnh chụp năm 2011

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Cuối tháng 8 vừa qua, sau khi đi khảo sát, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Lê Phước Thanh - cũng đã thống nhất chủ trương và giao UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, tiếp tục triển khai xây dựng đoạn kè với tổng chiều dài 137,4m (đoạn từ khu resort Fusion Alya đến khu resort Vinpearl Hội An)

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Tuy nhiên, trong những ngày qua, mặc dù thời tiết chưa diễn biến phức tạp nhưng tình trạng sạt lở bờ biển tại khu vực biển Cửa Đại đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn nằm giữa khu bãi tắm Cửa Đại và khách sạn Victoria. Chỉ trong khoảng 5 ngày đã sạt lở gần 10m ăn sâu vào đất liền (cách đường Âu Cơ khoảng hơn 30m)

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Để bảo vệ công trình, các công ty, đơn vị có hoạt động kinh doanh tại khu vực này đã tự bỏ kinh phí để xây kè nhưng vẫn không có kết quả. Ba khu resort đang hoạt động là Victoria, Golden Sand và Sunrise bị sóng biển ăn sát vào chân móng công trình, ngoài ra 2 dự án resort khác đang xây dựng bị sóng biển gây hư hại đến nay vẫn chưa thể tiếp tục thi công hoàn thiện

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Trước tình trạng này, UBND thành phố Hội An đã mời các sở, ban, ngành của tỉnh về khảo sát thực tế, đồng thời thuê đơn vị tư vấn thiết kế đề xuất phương án đầu tư khẩn cấp nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do biển xâm thực

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Phương án khắc phục khẩn cấp tối ưu nhất hiện nay là giải pháp kè mềm để giữ đất, giữ cảnh quan, tuy nhiên những chỗ nào xung yếu thì phải kè cứng

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Được biết, phương án đề xuất của UBND TP Hội An hiện nay là sẽ xây đoạn kè dài 100m, sử dụng phương pháp kè mềm gia cố mái taluy bằng túi địa kỹ thuật (GeoBagde) có kích thước 2mx1m bơm đầy cát để lắp đặt dọc theo bờ biển... Ngoài ra, tại vị trí tiếp giáp với khách sạn Victoria sẽ lắp đặt kè mềm mỏ hàn dài 50m xếp 4 lớp bao địa kỹ thuật nhằm phá sóng. Tổng kinh phí thực hiện đoạn kè mềm này hơn 6,2 tỷ đồng

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Trước đây, bãi biển của khách sạn Victoria rộng hàng chục mét; nay nước biển đã lấn sâu vào tận chân bờ tường của khách sạn. Khách sạn Victoria hiện nay không còn bãi biển để phục vụ du khách

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Bờ tường của một khách sạn khác đã bị nước biển lấn sau vào và có nguy cơ bị sóng biển đánh sập nếu như không có biện pháp cải thiện

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Ngay chỗ cây dừa này trước đây cách biển còn rất xa, nay sóng biển đánh vào vào kéo ngã mặc dù chỗ này đã được gia cố mái taluy bằng túi địa kỹ thuật

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Dọc bãi biển Cửa Đại kéo dài gần 1km đã bị sóng đánh bật các gốc dừa, các biện pháp thi công tạm thời cũng không chịu được với sóng biển. Nguy cơ cả khu vực bị sóng biển cuốn trôi

Biển “ăn” vào khu nghỉ dưỡng, đe dọa khu dân cư
Các công nhân đang khẩn trương chở đá thi công tạm thời để ngăn chặn xâm thực của biển; đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài cần có biện pháp căn cơ để các khu nghỉ dưỡng và dân cư phường Cửa Đại không bị biển “nuốt”.

Công Bính

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm