1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân

(Dân trí) - Căn hầm đào trong vườn nhà một người dân ở Củ Chi (TPHCM) là nơi nuôi giấu cán bộ, chứa vũ khí trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.

Hệ thống hầm ngầm sâu gần 3m, dài hơn 30m nằm trong vườn nhà của ông Nguyễn Văn Tròn (55 tuổi, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi) là nơi ở, nuôi giấu cán bộ và kho vũ khí trong những năm kháng chiến chống Mỹ. 
Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 1

Căn hầm bí mật là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Căn hầm do cha ông Tròn (ông Nguyễn Văn Ten, là một chiến sĩ biệt động) cùng các đồng đội đào trong vòng 10 năm từ năm 1955. Hầm được đào trên vùng đất sét pha đá ong nên rất chắc chắn, có thể chịu sức công phá của bom mìn hạng nhẹ. Bên trong hầm chỉ cao khoảng 1m, phải khom người xuống mới có thể di chuyển.
 
Đường hầm bắt đầu từ khu vườn kéo dài vào đến nhà. Cuối đường hầm rộng khoảng 3m2 đủ để làm nơi chứa vũ khí, che giấu cán bộ.
 
Thiếu tướng Trần Hải Phụng - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định từng ở tại đây và đưa ra những chỉ thị cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
 
Căn nhà của gia đình ông Tròn xây dựng năm 1960 vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn. Các vật dụng bên trong nhà như giường, ghế, bàn... vẫn còn được giữ nguyên vị trí đã in hằn vết thời gian. Trên bức tường đã phai màu là nơi treo các bức ảnh về những năm tháng hoạt động cách mạng của gia đình ông Tròn.
 
Phía ngoài khu vườn của gia đình ông Tròn trưng bày nhiều vỏ bom đạn của Mỹ từng rải xuống xã Thái Mỹ.
Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 2

Căn hầm bí mật sâu gần 3m nằm trong nhà ông Tròn. Miệng hầm được che dấu ngay dưới nền nhà gạch.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 3

Căn hầm dài hơn 30m được đào từ nhà ra khu vườn.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 4

Lối lên xuống hầm khá nhỏ hẹp.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 5

Bên trong đường hầm có hệ thống đèn.Trần khá thấp nên phải cúi người mới di chuyển được.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 6

Cuối đường hầm là căn phòng rộng khoảng 3m2 là nơi che giấu cán bộ, kho vũ khí.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 7

Ngôi nhà xây dựng cách đây 40 năm vẫn còn nguyên vẹn. 

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 8

Bên trong nhà được treo các bức ảnh về quá trình hoạt động cách mạng của nhiều thế hệ gia đình ông Tròn.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 9

Những bức hình chụp về căn hầm bí mật.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 10

Ông Tròn tự hào với những chiến công do cha ông - chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Ten từng đóng góp.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 11

Vật dụng bên trong ngồi nhà đã in hằn dấu thời gian.

Bí ẩn căn hầm nuôi giấu cán bộ đào trong nhà dân - 12

Khu vườn trưng bày nhiều vỏ bom đạn từng dội xuống xã Thái Mỹ.

Nguyễn Quang