1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Bác sĩ mổ quên gạc trong bụng bệnh nhân nói gì?

Bác sỹ Đoàn Thanh Tùng, trưởng Khoa Gan mật, Bênh viện Việt Đức là người đã trực tiếp thực hiện ca mổ có sự cố quên gạc trong bụng bệnh nhân. "29 năm cầm dao mổ, cứu hàng chục ngàn người, chưa bao giờ tôi gặp phải một sự cố đáng tiếc như vậy...Trong chuyện này tôi xin nhận lỗi hoàn toàn”, ông nói.

Bác sỹ Tùng kể lại:

 

Bệnh nhân Nguyễn Viết Sáu nhập viện ngày 2/9/2004, vào khoa của chúng tôi (khoa gan mật - NV), nằm giường 29. Ngày hôm sau tôi chỉ định mổ ngay. Đó là một ca mổ cấp cứu. Khi đó gia đình ông Sáu có người quen làm trong viện, nên nhờ tôi trực tiếp mổ cho ông.

 

Khi đó tôi chẩn đoán bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, nghi ngờ có sỏi đường mật chính vì bệnh nhân có vàng da. Do đó chúng tôi không tiến hành mổ nội soi mà mổ mở (mổ kinh điển, thuật ngữ chuyên ngành gọi là mổ phanh). Trong trường hợp này, nếu không mổ mở, để sót sỏi đường mật chính thì rất phiền.

 

Bẵng đi một thời gian, cách đây mấy hôm tôi mới được người quen của ông Sáu thông

Bác sỹ Tùng là TS chuyên ngành, Trưởng khoa phẫu thuật Gan mật bệnh viện Việt Đức. Năm nay 52 tuổi, có 29 năm kinh nghiệm cầm dao mổ, ông được xem là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này.

báo "nghi ngờ có 1 áp-xe trong bụng bệnh nhân". Tôi bảo người nhà đưa bệnh nhân đến viện gấp sau khi xem phim X-quang. Tôi là người trực tiếp ký giấy nhập viện cho ông Sáu. Nhưng sáng hôm đó (31/5), không có giường dịch vụ, gia đình bệnh nhân đã đưa thẳng ông Sáu vào Bệnh viện Việt - Pháp.

 

10h đêm 2/6, khi nghe tin ông Sáu đã mổ ở Bệnh viện Việt - Pháp, lấy ra từ ổ bụng bệnh phẩm là 1 tấm gạc mổ, tôi đã trực tiếp xuống bệnh viện thăm ông, đồng thời gặp người nhà bệnh nhân.

 

Thực sự tôi rất buồn. 29 năm cầm dao mổ, cứu hàng chục ngàn người, chưa bao giờ tôi gặp phải một sự cố đáng tiếc như vậy. Tôi đã từng gặp những trường hợp như vậy, đều từ tuyến dưới chuyển lên. Không ngờ cuối cùng mình lại là người rơi vào việc này.

 

Về nguyên tắc, quy trình mổ được quy định rất chặt chẽ. Đồng thời, được chuyên môn hoá: người chịu trách nhiệm đưa dụng cụ, người chịu trách nhiệm đưa gạc - đếm gạc thừa thiếu ra sao...

 

Tôi không phải là người khó tính, nhưng trong chuyên môn thì cực kỳ khó tính... Vì là Trưởng khoa, tôi thường chỉ tham gia những ca rất phức tạp, trực tiếp tiến hành những thủ thuật khó nhất. Công việc của tôi khá bận bởi còn tham gia giảng dạy ở trường nữa (Bác sỹ Tùng còn là giảng viên ở ĐH Y Hà Nội).

 

Bệnh viện Việt - Đức sẽ có một cuộc cuộc họp với toàn bộ kíp mổ hôm đó. Tôi cho rằng

Bệnh viện quá tải đến 500%

 

Khoa Gan mật, bệnh viện Việt - Đức chỉ có 30 giường bệnh, gần đây được cơi nới thêm 10 giường nữa trong một không gian khá chật chội. Mỗi năm, chỉ tiêu giao: mổ 200 trường hợp, điều trị 400 bệnh nhân.

 

Chỉ riêng năm 2004, khoa đã mổ cho 1.208 trường hợp, điều trị cho 1.500 trường hợp. Với 9 phẫu thuật viên, trung bình một người mổ khoảng 200 ca.

lúc đó sẽ biết sai sót ở khâu nào.Tuy nhiên tôi không đổ lỗi cho ai cả. Tôi là bác sỹ mổ chính, là người ký giấy chịu trách nhiệm. Vậy nên tôi là người chịu trách nhiệm cuối cùng về trường hợp này.

 

Việc quan trọng nhất bây giờ là tập trung cứu người bệnh đã. Nếu vì việc này mà tôi không được làm bác sỹ nữa, thì cũng là chuyện này cũng là "kinh nghiệm xương máu" đối với những đồng nghiệp của tôi.

 

Bác sỹ Tùng tâm sự: Những ngày qua ông gần như kiệt sức vì trường hợp này. Những ca mổ theo lịch đến phiên mình, ông phải "cầu viện" bạn bè từ các bệnh viện khác giúp đỡ. "Tôi không thể tập trung được. Tôi là người đã rất kỹ càng suốt 29 năm cầm dao mổ. Vậy mà...".

 

Bác sỹ Tùng khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trang trải toàn bộ chi phí điều trị cho ông Sáu tại bệnh viện Việt - Pháp. Đồng thời, các chuyên gia đầu ngành của bệnh viện Việt - Đức sẽ phối hợp cùng bệnh viện Việt - Pháp cứu bệnh nhân bằng mọi khả năng có thể.

 

Sáng 6/6, ông Sáu đã được các bác sỹ của 2 bệnh viện phối hợp mổ lại lần thứ 2 vì một đoạn ruột đã hoại tử, rất nguy hiểm. Hiện nay, bệnh nhân Sáu đang trong trong giai đoạn điều trị tích cực tại Bệnh viện Việt-Pháp.

 

Gia đình ông Nguyễn Viết Sáu cũng từ chối số tiền 19 triệu đồng của bác sỹ Tùng gửi với lý do: "Hiện nay cứu sống cha tôi là mục đích cao nhất. Chúng tôi chưa muốn tính toán gì chuyện tiền bạc cả".

 

Theo Vietnamnet