1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

24h du ngoạn dọc dòng sông huyền thoại trên cao nguyên đá

(Dân trí) - Sông Nho Quế chảy dưới những khe sâu có vách dựng đứng cao xấp xỉ nghìn mét. Cùng với đèo Mã Pì Lèng, hẻm vực Tu Sản, công viên địa chất Đồng Văn, dòng sông này tạo nên một thắng cảnh tự nhiên độc đáo và hùng vĩ cho vùng núi Hà Giang. Song dòng sông đang dần bị biến đổi, 5 đập thủy điện đã được xây dựng trên chiều dài dòng sông chỉ 46 km trên địa phận Việt Nam.

Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy vào Việt Nam tại xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn - Hà Giang) sau đó đổ vào sông Gâm tại xã Lý Bôn (Bảo Lâm - Cao Bằng). Tổng chiều dài sông là 192km, đoạn chảy trên địa phận nước ta là 46km.
Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy vào Việt Nam tại xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn - Hà Giang) sau đó đổ vào sông Gâm tại xã Lý Bôn (Bảo Lâm - Cao Bằng). Tổng chiều dài sông là 192km, đoạn chảy trên địa phận nước ta là 46km.

Khi chảy vào địa phận tỉnh Hà Giang, dòng sông chảy qua hàng loạt loại địa hình hiểm trở, với nhiều điểm hai bên là những vách núi dựng đứng cao gần nghìn mét.
Khi chảy vào địa phận tỉnh Hà Giang, dòng sông chảy qua hàng loạt loại địa hình hiểm trở, với nhiều điểm hai bên là những vách núi dựng đứng cao gần nghìn mét.

Một đoạn sông đi qua hẻm vực Tu Sản dựng đứng khu vực đèo Mã Pì Lèng, tạo nên phong cảnh kỳ thú với phía trên là những ngọn núi nhọn hoắt lô nhô, phía dưới dòng Nho Quế như dải lụa mềm uốn lượn quanh co chân núi.
Một đoạn sông đi qua hẻm vực Tu Sản dựng đứng khu vực đèo Mã Pì Lèng, tạo nên phong cảnh kỳ thú với phía trên là những ngọn núi nhọn hoắt lô nhô, phía dưới dòng Nho Quế như dải lụa mềm uốn lượn quanh co chân núi.

Một đoạn dòng chảy dưới chân dãy núi cao mây phủ thuộc địa phận xã Giàng Chu Phìn, cảnh sắc hoang sơ. Tại đây sông Nho Quế tạo thành một ranh giới tự nhiên phân chia 2 xã Xín Cái và Giàng Chu Phìn của huyện Mèo Vạc.
Một đoạn dòng chảy dưới chân dãy núi cao mây phủ thuộc địa phận xã Giàng Chu Phìn, cảnh sắc hoang sơ. Tại đây sông Nho Quế tạo thành một ranh giới tự nhiên phân chia 2 xã Xín Cái và Giàng Chu Phìn của huyện Mèo Vạc.

Nước sông Nho Quế tự nhiên trong xanh soi bóng núi trông cực kỳ đẹp mắt.
Nước sông Nho Quế tự nhiên trong xanh soi bóng núi trông cực kỳ đẹp mắt.


Khi chảy vào Việt Nam tại Lũng Cũ sông tạo thành một đường ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc một đoạn dài 16,4km, sau đó đi qua cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại xã Lý Bôn (Bảo Lâm - Cao Bằng).

Khi chảy vào Việt Nam tại Lũng Cũ sông tạo thành một đường ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc một đoạn dài 16,4km, sau đó đi qua cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại xã Lý Bôn (Bảo Lâm - Cao Bằng).

Đây là dòng sông với nhiều đoạn quanh co, hoang sơ, tạo nên thắng cảnh rất đẹp trên cao nguyên đá địa chất Đồng Văn.
Đây là dòng sông với nhiều đoạn quanh co, hoang sơ, tạo nên thắng cảnh rất đẹp trên cao nguyên đá địa chất Đồng Văn.

Một đoạn sông chảy qua vạt rừng thuộc xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc).
Một đoạn sông chảy qua vạt rừng thuộc xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc).


Khu vực thuộc bản Chuối, xã Xín Cái. Trước đây dòng sông nhỏ, chảy mạnh nay nhiều đoạn trở thành hồ khi có đập thủy điện.

Khu vực thuộc bản Chuối, xã Xín Cái. Trước đây dòng sông nhỏ, chảy mạnh nay nhiều đoạn trở thành "hồ" khi có đập thủy điện.

Một đoạn sông với cảnh sắc tuyệt đẹp.
Một đoạn sông với cảnh sắc tuyệt đẹp.

Những vạt cây gạo ven sông bị ngập nước sau khi đập thủy điện Nho Quế 2 được xây dựng.
Những vạt cây gạo ven sông bị ngập nước sau khi đập thủy điện Nho Quế 2 được xây dựng.

24h du ngoạn dọc dòng sông huyền thoại trên cao nguyên đá - 12


Sau khi chảy qua hẻm vực Tu Sản trên đèo Mã Pì Lèng, dòng sông bị chặn lại bởi đập thủy điện Nho Quế 2. Hiện tại có 3 nhà máy thủy điện được quy hoạch bậc thang đều mang tên Nho Quế (1; 2; 3).

Sau khi chảy qua hẻm vực Tu Sản trên đèo Mã Pì Lèng, dòng sông bị chặn lại bởi đập thủy điện Nho Quế 2. Hiện tại có 3 nhà máy thủy điện được quy hoạch bậc thang đều mang tên Nho Quế (1; 2; 3).

Toàn cảnh 1 trong tổng số 3 đập thủy điện trên sông Nho Quế đoạn qua huyện Mèo Vạc. Ngoài ra ở vùng hạ lưu sông còn có thêm 2 đập thủy điện Bảo Lâm 3 và Bảo Lâm 3A.
Toàn cảnh 1 trong tổng số 3 đập thủy điện trên sông Nho Quế đoạn qua huyện Mèo Vạc. Ngoài ra ở vùng hạ lưu sông còn có thêm 2 đập thủy điện Bảo Lâm 3 và Bảo Lâm 3A.

Nhiều cây cối mọc ven sông nay đã ngập chết dưới lòng sông khi các đập thủy điện chặn dòng.
Nhiều cây cối mọc ven sông nay đã ngập chết dưới lòng sông khi các đập thủy điện chặn dòng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm