1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

16 người ngộ độc là do ăn nhầm cá bống vân mây

(Dân trí) - Bác sĩ Nguyễn Đình Lập, GĐ Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc cho biết, nguyên nhân vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại thị trấn Lăng Cô hôm 21/4 được xác định là do bệnh nhân ăn cá bống vân mây, rất giống bống thường.

Như Dân trí thông tin, sau khi nhặt được một túi cá nằm bên bờ biển và chế biến làm thức ăn, 16 người dân tộc (quê Thanh Hóa vào Lăng Cô khai thác gỗ thuê) bị ngộ độc nặng, phải nhập viện trong tình trạng hôn mê. Sau hơn 1 ngày đêm cấp cứu, tất cả đã qua cơn nguy kịch.

Đây không phải là vụ ngộ độc cá bống vân mây đầu tiên tại TT- Huế. Hơn 5 năm trước, tại thôn Thủy Diện, xã Phú An (huyện Phú Vang) từng xảy ra vụ tử vong do ăn phải loài cá bống nêu trên.

Theo BS Lập, cá bống vân mây (hay còn gọi là cá bống thệ hoa, cá thệ chết) có tên khoa học là Ctenubobius eriniger, độc tố tương tự cá nóc, được xếp vào loại sinh vật tập trung độc tố ở da. Trong sách Động vật chí Việt Nam, cá bống vân mây được miêu tả là “trên da có hoa văn rất đậm như những vân mây, thân cá ngắn và tròn, màu nâu đỏ, mỗi bên có bốn vệt đen hình đám mây”.

16 người ngộ độc là do ăn nhầm cá bống vân mây - 1
Hình dáng cá bống vân mây gây độc chết người rất giống loại cá bống thệ bông mà người dân Huế rất thích ăn (ảnh tư liệu)

Cá bống vân mây có hình dáng giống cá thệ bông, loại cá thường được người dân Huế ưa thích xưa nay. Súc vật và gia cầm được ngư dân cho ăn thử cá bống chết đều bị chết rất nhanh.

Ông Lê Huy Miên, chuyên gia về cá và động vật hệ đầm phá thuộc khoa Sinh, Trường ĐH Khoa học Huế trước đây đã cảnh báo cá bống vân mây có mặt ở khắp vùng phá của tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng nước lợ khác.

Theo kinh nghiệm của đa số ngư dân tại vùng biển TT-Huế, khi họ bắt được loài cá này đều vứt bỏ vì độc không ăn được.

Đại Dương