Hấp dẫn màn bắn súng thần công và đổi màu Kỳ Đài Huế đêm Quốc Khánh
(Dân trí) - (Dân trí) – Trong đêm Quốc Khánh 2/9 tại Kỳ Đài Huế (thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới) đã có màn bắn súng thần công và đổi màu ấn tượng nhằm phục vụ người dân và du khách.
Sau màn bắn súng thần công, Kỳ Đài bắt đầu đổi màu ấn tượngKỳ Đài Huế hiện lên lung linh trong đêmMàu đỏ của Kỳ Đài trong đêm Quốc Khánh 2/9Nhiều màu sắc được thay đổi qua từng phútNgọn cờ tổ quốc tung bay trên đỉnhÁnh đèn nghệ thuật rọi bóng xuống hào hộ thànhMàu tím lãng mạn của xứ Huế đổ bóng trên nền Kỳ Đài cổNhững ụ súng thần công trên Kỳ ĐàiTường gạch cổ dưới chân Kỳ ĐàiÁnh sáng của Kỳ Đài kéo dài qua cửa Thể Nhơn hay còn gọi là cửa Ngăn (ảnh)và kéo dài qua cửa Quảng ĐứcCửa Ngăn tỏa bóng xuống hồ nước huyễn hoặc trong đêmTrước mặt Kỳ Đài là Phu Văn Lâu xây dựng từ 1819 vừa được trùng tu cũng được thắp sáng rực rỡ. Phu Văn Lâu xưa kia làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Nơi đây còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức. Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, ở đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" nằm 2 bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.Kỳ Đài, tục gọi Cột cờ là di tích kiến trúc thời Nguyễn. Kỳ Đài được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt nam của Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh.Kỳ Đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lần đầu tiên lá cờ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tung bay phất phới trên đỉnh Kỳ Đài, báo hiệu sự chấm dứt của chế độ quân chủ.Hàng sứ cổ phía trước Kỳ ĐàiKỳ Đài không chỉ là vị trí trung tâm của Thành phố Huế mà còn là một biểu tượng của mảnh đất Cố đô.