1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Bài học nghề nghiệp từ các ứng viên Tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần. Từ chiến lược tranh cử của mỗi ứng viên, chúng ta thu được nhiều bài học nghề nghiệp thú vị có thể áp dụng cho bản thân mình, từ đó tránh xa những sai lầm không đáng có.

1. RUDOLPH GIULIANI 

 

Cuối tháng 1, cựu Thị trưởng New York Rudolph Giuliani tuyên bố từ bỏ cuộc đua trở thành ứng cử viên Tổng thống sau thất bại ở bang Florida. Nhiều học giả chính trị Mỹ gọi sự sụp đổ của Rudolph Giuliani trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng là một bất ngờ thú vị nhất trong chính trị hiện đại. Chuyện gì đã xảy ra? 

 

Trong số nhiều sai lầm chiến lược khác nhau, chiến dịch của Giuliani  là nạn nhân của ánh hào quang sự kiện 11/9. Lúc đó Giuliani được xem là người hùng nhưng cùng với thời gian, ánh hào quang đó không còn nữa bởi cuộc chiến Irắc mà ông ủng hộ tích cực. 

Bài học nghề nghiệp từ thất bại của Giuliani là bạn không thể phớt lờ các trách nhiệm hợp lý khác một khi đã giành được một thành công lớn và một vị thế quan trọng nào đấy.

 

2. JOHN MCCAIN 

 

John McCain, thượng nghị sỹ Đảng cộng hoà đang có những bước tiến mạnh mẽ tới chiếc ghế tổng thống Mỹ vào cuối năm nay. Song theo đánh giá của nhiều chuyên gia chính trị, John sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro khi không có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Đảng Cộng hòa. Cách thức của John McCain từ trước đến nay luôn là tự mình làm lấy tất cả.

 

Một điều tiêu cực khác trong chiến lược của McCain đó là rất có thể bị xem như một kẻ cơ hội và đạo đức giả khi mọi người tìm kiếm ứng viên tổng thống những yếu tố cần có để được tôn trọng.

 

Trong sự nghiệp của bản thân bạn, bạn cần hướng đến những nơi mà niềm tin của bạn và của những người khác giao cắt với nhau, sau đó tập trung mạnh mẽ vào điểm giao cắt này. Còn bằng không, bạn sẽ đương đầu với rủi ro bị xem như một kẻ phản bội bởi những người đã từng ủng hộ bạn trước đây.

 

3. HILLARY CLINTON

 

Mặc dù là một ứng viên sáng giá cho vị trí chính thức của Đảng Dân chủ, song thượng nghị sỹ Hillary Clinton có không ít những sẩy chân: chi tiêu quá mức cho những nỗ lực chiến dịch tranh cử không hợp lý; khơi ra các cuộc khẩu chiến có ít hiệu quả; xoay quanh cảm giác của quyền hạn chứ không phải là hoàn thành sự mệnh; kế hoạch cho các chiến dịch tranh cử còn nhiều khiếm khuyết; và gắn kết cố hữu với chiến lược không hiệu quả. Đó đều là những yếu tố có thể cản trở giấc mơ tổng thống của bà.

 

Clinton không dành nhiều mối quan tâm với việc hoạch định các hành động tranh cử hợp lý. Trong công việc lãnh đạo và quản lý kinh doanh cũng vậy, nhiều nhà quản lý mắc phải các sai lầm tương tự khi không chú tâm vào việc lên kế hoạch hành động.

 

Bên cạnh đó, điều thiết yếu không phải là gửi đi các thông điệp kiểu như “Bạn trả nợ cho tôi. Tôi nợ bạn”. Vấn đề là bạn cần chứng tỏ giá trị của mình một cách nhất quán và xuyên suốt. 

 

Sau cùng, đừng là nạn nhân của sai lầm mà Hillary Cliton mắc phải: gắn kết với một chiến lược không hiệu quả. Trong trường hợp của Clinton, thông điệp của bà không thực sự gây tiếng vang với những cử tri nước Mỹ. Đây cần là một chiến lược nghề nghiệp bạn phải tránh xa. 

 

4. BARACK OBAMA 

 

Thượng nghị sỹ bang Illinois được đánh giá cao không kém phần Hillary Cliton và đã vượt qua cựu đệ nhất phu nhất nước Mỹ để có được chiếc ghế chính thức của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống. Các chuyên gia chính trị hết sức coi trọng các kỹ năng tổ chức và diễn thuyết của Obama cũng như khả năng lôi kéo giới trẻ nước Mỹ bỏ phiếu cho mình. 

 

Sự nghiệp quản lý kinh doanh của bạn có thể đi theo quỹ đạo như của Obama? Ngược với các ứng viên khác, Obama không có nhiều năm kinh nghiệm tại Nghị viện Mỹ, yếu tố mà từ lâu được xem là khá quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống. Song trong cái rủi có cái may, Obama thể hiện một sự mới mẻ trong cái vẻ truyền thống lâu nay của nền chính trị Mỹ.

 

Đối với kế hoạch sự nghiệp cá nhân của bạn, sự nhấn mạnh của Obama vào những người dân thường là rất đáng học hỏi. Ở một phương diện khác, sự gắn chặt của ông với những doanh nhân địa phương không mấy tiếng tăm lại được nhiều đối thủ khác tận dụng để công kích trên suốt cuộc đua.

 

Và trong khi có rất nhiều lời tán dương Obama về khả năng lôi cuốn mọi người, vẫn có những lời chỉ trích ông về sự thiếu chi tiết đối với những kế hoạch sẽ thực hiện nếu trúng cử.

 

Trên phương diện quản lý kinh doanh, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể khiến mọi người phấn khích theo bạn, nhưng bạn sẽ phải làm nhiều thứ hơn rất nhiều để mọi người phấn khích về điểm đích của họ. Bạn phải lên kế hoạch chi tiết cho cuộc hành trình. 

 

Có thể thấy, chắc chắn luôn hiện hữu những bài học nghề nghiệp đáng giá cho các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh từ sự thăng trầm của các ứng viên tổng thống Mỹ đầy hy vọng: 

 

• Đừng trông cậy vào quá khứ và các thành tích đã đạt được: Ký ức rất ngắn trong cả chính trị và kinh doanh; 

 

• Đừng giả định rằng các kế hoạch được hoạch định chuẩn xác nhất của bạn sẽ toả sáng; hãy thấy trước cả thất bại lẫn thành công; 

 

• Đừng bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt trên con đường đi tới thành công của bạn với những vấn đề to lớn; 

 

• Đừng gửi đi thông điệp rằng sự tiến triển sự nghiệp không ngừng của bạn là điều được định đoạt trước; 

 

• Đừng quên rằng mọi người phán xét bạn qua cả các đồng sự của bạn và nhiều hơn bạn nghĩa; 

 

• Đừng mong đợi mọi người theo chân bạn trừ khi bạn đưa cho họ tấm bản đồ đến được đó. 

 

Theo Nguyễn Tuyết Mai

Bwportal/Businessweek