Thừa Thiên Huế:

Tranh làng Sình - nét văn hóa dân gian đặc sắc xứ Huế

(Dân trí) - Tranh làng Sình thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách thành phố Huế khoảng 10km về phía Đông) đã trải qua hơn 400 năm tồn tại với nhiều biến cố lịch sử.

Tranh làng Sình không chỉ mang nét đẹp của văn hóa của làng của xã mà còn tượng trưng cho nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế thơ mộng và góp phần làm phong phú cho dòng tranh dân gian của dân tộc.

Theo các cụ bô lão trong làng, từ đời xưa cha ông truyền lại rằng, tranh làng Sình có nguồn gốc tương tự như dòng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Tranh làng Sình không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình tranh dân gian mà nó còn gắn liền với chức năng tâm linh của xứ Huế. Đề tài chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa, ngoài ra các đề tài về tín ngưỡng thờ cúng còn có tranh Tố Nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt của đời sống thường ngày.

Trong dòng tranh phục vụ tín ngưỡng được chia làm 3 loại: tranh nhân vật, chủ yếu là tranh Tượng Bà thường vẽ một người phụ nữ mặc xiêm y rực rỡ với 2 tỳ nữ đứng hầu 2 bên và tranh con ảnh, gồm 2 loại ảnh xiêm hình đàn bà, đàn ông, tranh ông Điệu, ông Đốc, tờ bếp…; Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ đốt cho cõi âm như áo ông,áo bà, áo binh tiền…; và Tranh súc vật như các loại gia cầm, voi, tranh 12 con giáp để đốt cho người cõi âm.

Tranh Tượng Bà, tranh đàn ông, đàn bà
Tranh Tượng Bà, tranh đàn ông, đàn bà

Nguyên liệu tranh được tạo chủ yếu là từ thủ công. Bản khắc gỗ được làm từ gỗ mít. Giấy dó được lấy từ Quảng Ninh vào sau đó quét điệp. Bút vẽ từ cây dứa mọc hoang ngoài đồng. Màu sắc hầu hết được pha chế từ thiên nhiên. Các màu thường được sử dụng trong tranh như màu đỏ (từ nước lá bàng); màu đen (từ tro rơm, tro lá cây); màu tím (của hạt cây mồng tơi); màu vàng (lá đung giã với búp hoa hòe)… các nguyên liệu trên đều được đều được trộn với da trâu để tạo keo.

Hiện nay, ở làng Sình có nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đang giữ gìn và phát huy dòng tranh dân gian này với tuổi đời làm nghề hơn 60 năm. Sản phẩm của ông được trưng bày tại các hội chợ triển lãm tranh dân gian và các kì Festival Huế.

Thời gian này, nghệ nhân Phước còn làm ống tre rồi cuộn tranh vào trong ống giúp giữ tranh lâu hư mà vẫn đẹp. Trong khuôn viên sân nhà ông là nơi trưng bày các bức tranh các sản phẩm tranh phục vụ cho khách tham quan tìm hiểu về dòng tranh dân gian nơi đây.

Bản khắc gỗ 12 con giáp
Bản khắc gỗ 12 con giáp

Khuôn viên trưng bày tranh phục vụ tham quan
Khuôn viên trưng bày tranh phục vụ tham quan

Ống đựng tranh bằng tre được ông Phước sáng tạo ra để bỏ tranh
Ống đựng tranh bằng tre được ông Phước sáng tạo ra để bỏ tranh

Tranh trong bộ Bát Âm
Tranh trong bộ Bát Âm

Bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê

Trâu đạp lúa
Trâu đạp lúa

Một số bức tranh vẽ cảnh sinh hoạt vùng thôn quê xứ Huế và miền Trung
Một số bức tranh vẽ cảnh sinh hoạt vùng thôn quê xứ Huế và miền Trung

Nhã Phương - Hồng Hạnh – Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm