Những bìa báo ấn tượng nhất

(Dân trí)- Hình ảnh về cuộc chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam đã trở thành những bìa tạp chí ấn tượng nhất, những hình ảnh này đã làm thay đổi cái nhìn của người Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam...

LIFE (16/4/1965) Bức ảnh đen trắng chụp trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam khắc họa hai người lính không quân bên trong một chiếc trực thăng quân sự Mỹ. Nhiếp ảnh gia Larry Burrows đã theo sát tình hình chiến sự tại Việt Nam kể từ năm 1962. Khi bức hình này được chụp, Burrows đang ở trên một chiếc trực thăng chiến đấu và tham gia xuất kích cùng những người lính không quân. Trong lần chiến đấu đó, một phi công chết, một phi công bị thương. Bản thân Sam Burrows cũng hy sinh năm 1971 trên đất Lào.
 

Harper’s Bazaar



Harper’s Bazaar (4/1965) Người mẫu Jean Shrimpton nhìn qua một tấm bìa khoét tròn màu hồng. Hình ảnh này sau đó thường được sử dụng như một biểu tượng của thập kỷ 1960.

LIFE



LIFE (30/4/1965) Tấm ảnh chụp một phôi thai 18 tuần tuổi bởi nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Nilsson “Birth”, đây là một tấm ảnh trong tập sách ảnh có tiêu đề A Child is Born (Một đứa trẻ ra đời) của ông.

LIFE



LIFE (26/11/1965) Hình ảnh một chiến sĩ Việt Minh bị bắt và bị dán băng dính vào mắt và miệng. Chỉ vài phút sau khi chụp bức ảnh này, người tù chính trị bị bắn chết trong một ngôi đền bởi một lính Mỹ. Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng khắc họa tội ác chiến tranh trong cuộc chiến tại Việt Nam và được đặt tên là “Murder in Saigon” (Kẻ sát nhân ở Sài Gòn). Nhiếp ảnh gia thực hiện bức hình là Paul Schutze, ông đã bỏ mạng khi tác nghiệp tại vùng chiến sự ở Trung Đông năm 1967.

Esquire



Esquire (10/1966) Nền bìa màu đen với dòng chữ trắng “Oh My God, We Hit A Little Girl” (Chúa ơi, chúng con đã giết một bé gái). Trong số ra này có một bài báo của nhà báo huyền thoại John Sack, một phóng viên chiến trường trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử báo chí đánh dấu thời kỳ “báo chí canh tân” - đưa ra cách tiếp cận những vấn đề xảy ra trên thế giới một cách chân thực nhất. Trong ấn bản này, Sack đã viết một bài báo 33 nghìn từ (bài báo dài nhất từng xuất hiện trên tờ Esquire) làm thay đổi quan niệm của cộng đồng Mỹ về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

TIME



TIME (21/1/1968) Họa sĩ Roy Lichtenstein khắc họa bàn tay cầm khẩu súng ngắn bên tựa đề “A Gun in America” (Một khẩu súng ở nước Mỹ). Bức hình này xuất hiện ngay sau vụ ám sát nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng Martin Luther King. Sau đó, tổng thống Robert Kennedy đã kêu gọi việc áp dụng luật để hạn chế việc mua bán vũ khí tại Mỹ.

Esquire



Esquire (4/1968) Muhammad Ali bị 6 mũi tên đâm xuyên qua người bên dưới tiêu đề “Passion of Muhammad Ali” (Đức tin của Muhammad Ali). Hình minh họa này xuất hiện ngay sau sự kiện gây tranh cãi khi Ali không được gia nhập quân đội Mỹ vì lý do tôn giáo. Trong hình minh họa, Ali được khắc họa giống hình ảnh của thánh Sebastian, nhân vật tôn giáo được truyền thuyết kể lại rằng cũng bị những mũi tên bắn xuyên qua ngực vì đức tin của mình.

Glamour



Glamour (8/1968) Người mẫu Katiti Kirondi II – Đây là lần đầu tiên một phụ nữ Mỹ gốc Phi xuất hiện trên bìa tờ tạp chí nổi tiếng dành cho phụ nữ.

LIFE



LIFE (1969) To the Moon and Back (Lên tới Mặt trăng và quay về Trái Đất) lấy chủ điểm là cuộc “đổ bộ” của người Mỹ lên mặt trăng. Trong hình là phi hành gia Buzz Aldrin. Bức ảnh được chụp bởi Neylom Amstrongom.

Esquire



Esquire (5/1969) Trên bìa tạp chí Esquire, họa sĩ Andy Warhol ngập trong hộp sốt cà chua Campbell. Tác phẩm sắp đặt này sau đó đã nổi tiếng trên toàn thế giới, biểu tượng cho một kỷ nguyên “đồ hộp”, sản xuất hàng hóa đại trà và sự thịnh hành của nền văn hóa pop.

National Lampoon



National Lampoon (1/1973) Tạp chí hài nổi tiếng này ra mắt thị trường với trang bìa đầy sáng tạo và táo bạo. Sau này rất nhiều chiến dịch quảng cáo đã học lại chiêu trò này của National Lampoon. Bìa tạp chí là hình một khẩu súng ngắn chĩa thẳng vào chú chó. Tiêu đề viết “If you do not buy this magazine, we will kill this dog!” (Nếu bạn không mua tờ tạp chí này, chúng tôi sẽ giết chú chó!”

Newsweek



Newsweek (30/7/1973) Tiêu đề “The Nixon tapes” (Những cuốn băng ghi âm của phe Nixon) khắc họa Nhà Trắng tựa như một cỗ máy ghi âm. Vụ bê bối chính trị này kéo dài từ năm 1972-1974 dẫn tới việc tổng thống Richard Nixon buộc phải từ chức. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ có một vị tổng thống xin kết thúc nhiệm kỳ trước thời hạn.

National Geographic



National Geographic (11/1978) Tiêu đề trang bìa “Conversations with A Gorilla” (Nói chuyện với khỉ đột) khắc hoạ khỉ Koko tự chụp hình nó trong gương. Nhà tâm lý học Francine Patterson đã dạy Koko ngôn ngữ ký hiệu trong 6 năm. Đây là một thành công lớn trong khoa học.

Rolling Stone



Rolling Stone (22/1/1981) Tấm hình chụp John Lennon và Yoko Ono được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Annie Leibowitz. Chỉ một vài tiếng sau khi chụp bức ảnh này, John Lennon bị sát hại (ngày 8/12/1980).

The Economist



The Economist (10/9/1994) Bìa báo gây tranh cãi của tờ tạp chí kinh tế The Economist với tiêu đề “The trouble with mergers” (Rắc rối xung quanh việc sáp nhập).

Blue



Blue (11/1997) Một vận động viên lướt ván xuất hiện trên ấn bản đầu tiên của tờ tạp chí Blue – tạp chí nổi tiếng dành cho những người đồng tính nam tại Úc với những nội dung chính bao gồm du lịch, nghệ thuật, thể thao, làm đẹp...

The Nation



The Nation (13/11/2000) Tổng thống George W. Bush được khắc họa dưới dạng một nhân vật hoạt hình, người thực hiện là họa sĩ Brian Stauffer. Ở thời điểm này, người thắng cử vẫn chưa lộ diện. Trong ấn bản lần đó có nhiều bài báo bàn luận về tương lai nước Mỹ và thế giới nếu Bush thắng cử.

Esquire



Esquire (12/2000) Cựu tổng thống Bill Clinton xuất hiện trên bìa tạp chí trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Trong hình, Clinton ngồi tựa theo dáng của bức điêu khắc tổng thống Abraham Lincoln. Ở thời điểm này, Clinton đang gặp phải vụ bê bối với nữ thư ký Monica Lewinsky.

TIME



TIME (14/9/2001) Trên trang bìa là hình ảnh tòa tháp đôi bị tấn công khủng bố, nhiếp ảnh gia ghi lại được biến cố lịch sử này là Lyle Owerkoof.

Fortune



Fortune (1/10/2001) Người đàn ông phủ đầy bụi tro – một nhân chứng trong vụ tấn công khủng bố tại New York ngày 11/9.

Entertainment Weekly



Entertainment Weekly (2/5/2003) Các thành viên của nhóm nhạc Dixie Chicks khỏa thân để phản đối chiến tranh. Trên lưng các cô gái là những khẩu hiệu như “boycott” (tẩy chay), “traitors” (kẻ phản bội), “hero” (anh hùng)... Hai tháng trước, một thành viên của nhóm là Natalie Maines trong một buổi hòa nhạc ở London đã lên tiếng chỉ trích cuộc đổ bộ của lính Mỹ lên Iraq.

Hồ Bích Ngọc



 
 
Hồ Bích Ngọc
Theo Artsytime