Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp

(Dân trí) - Một cuộc triển lãm vừa trình làng tại Bảo tàng Mỹ thuật đã ngay lập tức tạo ra được sự quan tâm đặc biệt bởi những tác phẩm ấy khiến người xem cảm thấy nghi ngờ chính mình trước câu hỏi: đó là tranh hay ảnh?

Đó là cuộc hội ngộ lần đầu tiên của những cái tên như Lê Thế Anh, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Bình Chương, Ngô Xuân Chính, Phạm Minh Đức, Nguyễn Đinh Duy Quyền, Nguyễn Lê Tân, Trịnh Minh Tiến, Toán Nguyễn, Lưu Tuyến, Quảng Tâm, Trần Thức…

29 tác phẩm với phong cách hiện thực. Phong cách này có thể nói là một lợi thế để hiện thực hóa ý tưởng, dễ xem dễ hiểu. Tuy nhiên, để vẽ được như ý muốn, hoặc đơn giản là vẽ như thật thì không hề đơn giản chút nào.

Họa sĩ Phạm Bình Chương cho biết: “Dấn thân vào hiện thực cũng coi họa sĩ tự trói mình vào giá vẽ, tự trói mình vào những giới luật, nguyên tắc khắt khe của nền tảng tạo hình, như hình bố cục, màu sắc hay kỹ thuật diễn tả. Họa sĩ khi đã chọn con đường này không gì hơn là học và thực hành liên tục và như một lẽ đương nhiên, quá trình sáng tạo không thể đốt cháy giai đoạn”.

Thực tế, tại Việt Nam, hiện thực không phải là môn học bắt buộc tại các trường chuyên nghiệp, do đó người vẽ phải tự mày mò, nghiên cứu. Cái hay của việc tự học là có được sự tập trung, tĩnh tâm, có những khám phá riêng nhưng mặt trái của nó là thiếu chia sẻ, giao lưu, đôi khi dẫn đến chán nản, bế tắc. Đó là lí do, một năm trước, nhóm Hiện thực ra đời.

“Không phải chúng tôi muốn tạo một Nhóm để gây chú ý, hay tạo một phong trào mang tính bề nổi mà chính là tạo điều kiện tốt nhất một họa sĩ biểu hình có thể trưởng thành vững vàng, có niềm tin vào con đường mình chọn”- họa sĩ Phạm Bình Chương nhấn mạnh.

Họa sĩ cho biết thêm,trong các hoạt động chung, họ không đưa ra một tiêu chí cụ thể về định hướng sáng tác, nhưng tri thức thì có thể chia sẻ. Ngoài trau dồi về kỹ thuật, các thành viên sẽ được cùng nhau bổ sung về kiến thức, như lịch sử mỹ thuật, hoặc các ngành liên quan như văn học, triết học…

Họa sĩ Nguyễn Đinh Duy Quyền chia sẻ: “Mỗi họa sĩ là một bản sắc riêng, bởi con đường đi của từng người do họ tự chọn, nhóm không hề can thiệp. Nhưng Hiện thực vẫn là một tổng thể hòa hợp, gắn bó. Anh hem họa sĩ chúng tôi gặp gỡ và chia sẻ công việc thường xuyên đã giúp việc đánh giá tác phẩm trở nên dễ dàng. Hơn nữa, nó còn thúc đẩy lòng yêu nghề của từng cá nhân”.

Một năm vẫn chưa thể nói được điều gì nhưng phía trước Hiện thực đang là một hành trình rộng mở, thênh thang. Nói như họa sĩ Lê Thiết Cương: “Hội họa hiện thực là một đại lộ, những đường nhánh và lối rẽ dài rộng đủ để cho mọi khám phá, cho mọi gặp gỡ để ai ai cũng có thể khám phá mình, tìm mình”.

Triển lãm tiếp tục mở cửa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:

Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp - 1
Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp - 2
Các tác phẩm của Nguyễn Lê Tân
Các tác phẩm của Nguyễn Lê Tân
Tác phẩm của Nguyễn Văn Bảy
Tác phẩm của Nguyễn Văn Bảy
Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp - 5
Sáng tác của Toán Nguyễn
Sáng tác của Toán Nguyễn
Tác phẩm của Quảng Tâm
Tác phẩm của Quảng Tâm
Sáng tác của Phạm Bình Chương
Sáng tác của Phạm Bình Chương
Họa sĩ Phạm Bình Chương cho biết, phần lớn các tác phẩm của anh được lấy cảm hứng từ phố cổ Hà Nội thời hiện đại, theo cách nhìn của những con người hiện đại. Tranh của anh tả thực, đẩy mạnh kỹ thuật, hầu hết ở trạng thái im lìm, người xem nhất là ai đã và đang sống ở Hà Nội sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được hình ảnh, cảm xúc và thông điệp mang tính xã hội mà người họa sĩ muốn truyền tải.
Họa sĩ Phạm Bình Chương cho biết, phần lớn các tác phẩm của anh được lấy cảm hứng từ phố cổ Hà Nội thời hiện đại, theo cách nhìn của những con người hiện đại. Tranh của anh tả thực, đẩy mạnh kỹ thuật, hầu hết ở trạng thái im lìm, người xem nhất là ai đã và đang sống ở Hà Nội sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được hình ảnh, cảm xúc và thông điệp mang tính xã hội mà người họa sĩ muốn truyền tải.
3 bức tranh nằm trong seri tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường” của Nguyễn Đinh Duy Quyền được lấy cảm hứng từ những gì gần gũi với anh ngay từ nhỏ. Họa sĩ trẻ gửi gắm: “Đó là những trăn trở của tôi về một thế giới động vật đang có một cuộc sống khắc nghiệt. Như bạn thấy, nếu con người cứ đốt phá rừng thì thế giới của chúng không còn sung túc nữa. Và trong mắt đứa bé- thế hệ tương lai đó, khi mọi thứ trôi dạt đi chỉ còn khoảng đất trống mà thôi”.
3 bức tranh nằm trong seri tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường” của Nguyễn Đinh Duy Quyền được lấy cảm hứng từ những gì gần gũi với anh ngay từ nhỏ. Họa sĩ trẻ gửi gắm: “Đó là những trăn trở của tôi về một thế giới động vật đang có một cuộc sống khắc nghiệt. Như bạn thấy, nếu con người cứ đốt phá rừng thì thế giới của chúng không còn sung túc nữa. Và trong mắt đứa bé- thế hệ tương lai đó, khi mọi thứ trôi dạt đi chỉ còn khoảng đất trống mà thôi”.
Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp - 11
Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp - 12
Ngỡ ngàng với tác phẩm tranh vẽ thật hơn ảnh chụp - 13
Rất đông khách tới tham quan triển lãm tác phẩm
Rất đông khách tới tham quan triển lãm tác phẩm

Quỳnh Nguyên