Cổ vật cung đình Huế: Kho báu khổng lồ một thời vàng son

Kỳ 4: Điểm qua những cổ vật quý giá còn lại ở Huế

(Dân trí) - Theo ThS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế), hiện tại Bảo tàng đang quản lý hơn 13.000 hiện vật. Trong số này, nhiều cổ vật rất có giá trị về ý nghĩa biểu tượng, tinh thần của triều Nguyễn.

“Để xác định khái niệm “cổ vật quý” thì có nhiều cách. Xét về giá trị vật chất như các loại Kim Ngọc Bảo Tỷ hay kim sách thì ở Huế không còn nữa nhưng nếu nói Huế không có cổ vật quý thì là chưa hẳn. Với số lượng cổ vật cung đình mà Huế đang lưu giữ gần như nhiều nhất nước; đặc biệt có đến 3 bảo vật quốc gia thuộc về thời Nguyễn gồm Cửu vị thần công, Cửu đỉnh và Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, Huế vẫn còn nhiều cổ vật quý để du khách tìm hiểu, chiêm ngưỡng” – ThS Vân mở đầu câu chuyện.

Điều quan trọng nhất theo bà Vân, đó là nếu cổ vật được đặt đúng chỗ trong không gian nguyên thủy của nó, người xem mới cảm nhận được chiều sâu văn hóa của một vùng đất.

Dù các cổ vật quý bằng vàng vì nhiều lý do đã không còn ở cố đô, nhưng phần hồn kinh đô vàng son một thuở vẫn chỉ ở Huế mới có. Du khách phải đến Huế mới cảm nhận được hơi thở cung đình xưa cũ hòa quyện trong những đền đài, thành quách cổ kính. Và vẫn còn rất nhiều cổ vật cực kỳ giá trị để cho du khách thưởng thức.

Ngai vàng trong điện Thái Hòa

Chiếc ngai vàng nằm ở gian giữa của điện Thái Hòa, Đại Nội Huế hiện là một cổ vật độc bản cực kỳ quý giá, chứng kiến sự thăng trầm của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Biết bao biến cố đã xảy ra ở nơi này, từ một nghi lễ huy hoàng khi một vị vua uy mãnh đăng quang hay sự hoang mang của triều đình khi một vị vua bị truất phế.

 

Ngai vàng các đời vua trong điện Thái Hòa (ảnh: blog Nguyen Ngoc Vien)
Ngai vàng các đời vua trong điện Thái Hòa (ảnh: blog Nguyen Ngoc Vien)
Cận cảnh ngai vàng (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)
Cận cảnh ngai vàng (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)

 

Chiếc ngai không biết làm từ bao giờ và ai làm nhưng căn cứ qua nhiều tư liệu lịch sử và các bức ảnh tư liệu chụp từ thời vua Đồng Khánh trở đi thì vẫn là chiếc ngai vàng nguyên gốc đó. Chỉ có thay đổi là thêm chiếc bửu tán trang trí ở phía trên ngai vàng. Có thể thấy triều đình thay vua chứ không thay ngai.

Chiếc ngai này, cùng với chiếc bửu tán bên trên được mạ vàng và chạm trổ tinh xảo, hiện đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa vào hồ sơ đề cử Bảo vật quốc gia đợt năm 2015” - ThS. Anh Vân cho biết.

 

Ngai vàng nằm phía dưới các bửu tán. Tất cả đều được mạ vàng ta rất kỳ công (ảnh: blog Nguyen Ngoc Vien)
Ngai vàng nằm phía dưới các bửu tán. Tất cả đều được mạ vàng ta rất kỳ công (ảnh: blog Nguyen Ngoc Vien)
Uy nghi ngai vàng của các vua Nguyễn (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)
Uy nghi ngai vàng của các vua Nguyễn (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)

 

Áo tế Trời của các vua Nguyễn

Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn đang giữ một cổ vật độc bản vô cùng giá trị về mặt văn hóa, chính trị và mỹ thuật. Đó là chiếc áo để vua nhà Nguyễn mặc để tế Trời ở đàn Nam Giao. Đây là lễ tế quan trọng nhất thuộc hàng Đại tự dưới thời Nguyễn bao gồm: lễ tế Giao, tế Miếu, tế Xã Tắc.

Chính vì vậy, chiếc áo tế Trời cũng giúp nhà vua kết nối với trời đất, thần linh, đại diện cho toàn dân cầu trời ban cho quốc gia sự thái bình thịnh vượng, người dân no đủ, bội thu.

Chiếc áo tế Trời của các vua Nguyễn
Chiếc áo tế Trời của các vua Nguyễn

 

ThS. Anh Vân cho hay: “Theo quan điểm của Nho giáo, nhà vua là người duy nhất có đủ quyền linh để đại diện toàn dân cầu nguyện Trời đất và các vị thần linh. Vì thế, mọi yếu tố gắn với lễ tế này đều có ý nghĩa biểu trưng đặc biệt.

Chiếc áo mà các vua Nguyễn từng mặc tế đàn Nam Giao hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng trong điều kiện ổn định về độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ nhằm đảm bảo môi trường tốt cho việc giữ gìn, bảo quản áo. Chỉ khi nào có các sự kiện trọng đại mới đưa ra trưng bày”.

 

Vua Khải Định mặc chiếc áo tế Trời (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)
Vua Khải Định mặc chiếc áo tế Trời (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)
Kỳ 4: Điểm qua những cổ vật quý giá còn lại ở Huế - 7
2 mặt trước, sau chiếc áo tế Trời (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)
2 mặt trước, sau chiếc áo tế Trời (ảnh: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cung cấp)

 

Cửu vị thần công

Chín khẩu súng thần công mang tên “Xuân, Hạ, Thu, Đông” và “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” đặt hai bên đường đi vào Hoàng thành Huế cũng là một trong số các bảo vật quốc gia mà Huế đang lưu giữ. Điều đặc biệt là các vua triều Nguyễn đã phong cho cả 9 khẩu súng làm “Thần oai vô địch thượng tướng quân”.

 

Kỳ 4: Điểm qua những cổ vật quý giá còn lại ở Huế - 9
Cửu vị thần công (trong ảnh là 4 khẩu Xuân, Hạ, Thu, Đông)
Cửu vị thần công (trong ảnh là 4 khẩu Xuân, Hạ, Thu, Đông)
Thân của Cửu vị thần công được chạm trổ tinh xảo
Thân của Cửu vị thần công được chạm trổ tinh xảo

 

Cả chín cỗ súng thần công đều được trang trí hoa văn cực kỳ tinh xảo. Các vị “thần súng” này còn được vua cho làm lễ cúng hàng năm. Đây là một nét văn hóa tâm linh rất Huế, thể hiện đời sống tâm linh đa dạng và phong phú thời Nguyễn.

 

Lễ cúng cho Cửu vị thần công lần đầu tiên được tái hiện ở Festival Huế 2014 (ảnh: Hoàng Diệu)
Lễ cúng cho Cửu vị thần công lần đầu tiên được tái hiện ở Festival Huế 2014 (ảnh: Hoàng Diệu)

 

Cửu đỉnh

Theo ThS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, cùng với Cửu vị thần công thì một cổ vật rất quý nữa tại Huế là bộ Cửu đỉnh nằm trong Thế Miếu, Đại Nội - cũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. So với các thời trước thì thời vua Nguyễn tại Huế là giai đoạn đất nước Việt Nam có đường biên giới rộng nhất trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Bộ chín đỉnh đồng này không ở đâu có, được làm từ đời Minh Mạng với ý nghĩa như một tuyên ngôn của vua “chú cửu đỉnh dĩ tượng thành công” (đúc chín đỉnh đồng tượng trưng cho sự thành công của triều đại).

Mỗi đỉnh có 2 quai, 3 chân và khắc nhiều hình ảnh khác nhau như các địa danh quan trọng đất nước, vũ trụ, thiên nhiên, văn hóa… mang nhiều ẩn ý của nhà vua về một vương triều có sự đa dạng trong sự thống nhất nhưng bền vững như kiềng 3 chân.

 

Cửu đỉnh
Cửu đỉnh
Nhiều biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc được vua Nguyễn cho khắc trên Cửu đỉnh (ảnh: Internet)
Nhiều biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc được vua Nguyễn cho khắc trên Cửu đỉnh (ảnh: Internet)

Ngoài các cổ vật trên thì ở tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 đường Lê Trực, TP Huế) hiện đang trưng bày hơn 200 cổ vật cung đình quý xứng đáng được chiêm ngưỡng như: Quả cầu chạm lọng hình cửu long, bộ khánh đá, chuông đồng - nhạc khí cho lễ tế đàn Nam Giao; bức phù điêu bằng đá chạm phong cảnh, điển tích, ngự chế vua Minh Mạng; Thẻ lục đầu (một loại thẻ tâu việc các quan khi hội kiến với vua); Long sàng, Kiệu vua, bộ phản, bàn làm việc của vua; các loại áo bào của vua, hoàng tử, hoàng hậu, công chúa; các cây cành vàng lá ngọc; bộ sưu tập đồ bạc; ấn ngà; các vạc thời chúa Nguyễn…

Một số hình ảnh các cổ vật quý ở Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế:

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang lưu giữ số lượng lớn cổ vật quý triều Nguyễn
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang lưu giữ số lượng lớn cổ vật quý triều Nguyễn
Quả cầu chạm lọng Cửu long đặt trang trọng ở gian giữa
Quả cầu chạm lọng Cửu long đặt trang trọng ở gian giữa
Kiệu vua
Kiệu vua
Long sàng
Long sàng
Bộ phản và bàn làm việc của vua
Bộ phản và bàn làm việc của vua
Bộ sưu tập cổ vật bằng bạc
Bộ sưu tập cổ vật bằng bạc
Cây mai cành vàng lá ngọc
Cây mai "cành vàng lá ngọc"
Bức phù điêu bằng đá chạm phong cảnh, điển tích, ngự chế vua Minh Mạng đặt giữa tủ trưng bày cùng các cây cành vàng lá ngọc
Bức phù điêu bằng đá chạm phong cảnh, điển tích, ngự chế vua Minh Mạng đặt giữa tủ trưng bày cùng các cây "cành vàng lá ngọc"

 

 

Đại Dương

(Còn tiếp...)

 

Dòng sự kiện: Cổ vật cung đình Huế

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm