Câu trả lời “đắt giá” của đầu bếp nhà hàng lươn 227 năm tuổi ở Tokyo

(Dân trí) - Anh có thể kể cho chúng tôi một thực khách nào nổi tiếng đã ghé tới nhà hàng 227 năm tuổi của anh không, đầu bếp Otani Shinichiro?

“Tên của khách là điều chúng tôi không quan tâm, thú thực là như vậy. Điều chúng tôi quan tâm chỉ là cảm xúc của thực khách, xem họ có cảm thấy ngon miệng với món ăn chúng tôi phục vụ hôm nay không mà thôi”, anh Otani Shinichiro - đầu bếp đời thứ 8 của nhà hàng lươn nổi tiếng Jubako có từ năm 1790 đã trả lời với chúng tôi như vậy.

Đầu bếp đời thứ 8 của nhà hàng lươn Jubako - Otani Shinichiro trò chuyện cùng du khách

Anh Otani Shinichiro đã bắt đầu làm công việc ở đây từ hơn 20 năm trước, và lúc đó anh còn là một sinh viên. Jubako được nhắc tới là nhà hàng lươn rất nổi tiếng ở Tokyo - Nhật Bản. Người ta nhớ Jubako không chỉ từ ý nghĩa của tên gọi, (Ju có nghĩa là tầng, bako có nghĩa là hộp, nhà hàng ví von như những tầng hộp nghệ thuật vậy), mà còn bởi cung cách phục vụ tuyệt vời nơi đây.


Anh Otani Shinichiro - đầu bếp nhà hàng Jubako (giữa) chụp hình cùng ông Khương Anh Văn - Chủ tịch Menard Việt Nam.

Anh Otani Shinichiro - đầu bếp nhà hàng Jubako (giữa) chụp hình cùng ông Khương Anh Văn - Chủ tịch Menard Việt Nam.

Nếu vẫn quen với hình ảnh những chàng trai, cô gái rất trẻ đón tiếp bạn khi bước chân vào nhà hàng, thì bạn sẽ nhầm khi tới nhà hàng ở Nhật Bản, tiếp chúng tôi từ cửa là một cụ ông tuổi trên 70. Rất thân thiện ông trao chìa khoá giày cho chúng tôi và tự tay cất giày lên giá, như một phản xạ tôi tự cất giày, nhưng ông gạt đi và có ý bảo “đây là công việc của tôi, hãy để tôi làm phần việc của mình vui vẻ”. Ông cụ làm phần việc của mình một cách kiên nhẫn và vui vẻ lần lượt 15 đôi giày đặt lên giá. Ở Nhật, hình ảnh những ông cụ 70, 80 làm bảo vệ ở các điểm di tích, trực lễ tân, bảo tàng, quán ăn… hoàn toàn không thiếu, thậm chí rất nhiều, người ta nói rằng, đó là hình ảnh hết sức bình thường và các cụ ông đều cảm thấy rất vui, độc lập với công việc họ đang làm thường ngày.

Bước vào trong, những phòng riêng biệt, bàn ghế xếp đều, tất cả đều ngồi bệt, và không phòng nào biết phòng nào. Không gian lúc này chỉ là để thưởng lãm món ăn theo cách tinh tế nhất. Với kiến trúc gần như chuẩn mực, phía bên ngoài phòng ăn là khu vườn với cây xanh mướt. Bên trong ở bức tường đối diện với khu vườn sẽ là phần trang trí tối giản của nhà hàng, ở Jubako đó là một khối hộp nhiều tầng thu nhỏ đặt trên ghế nhỏ ở chính giữa bức tường. Nhỏ và xinh tới lạ.


Khóm cây xanh mướt bên ngoài cửa kính của góc nhà hàng Jubako

Khóm cây xanh mướt bên ngoài cửa kính của góc nhà hàng Jubako

Không thể không nhoẻn miệng cười khi những người phục vụ trong trang phục kimono truyền thống với gam màu nền nã xuất hiện. Những người phục vụ già có, trẻ có rất nhẹ nhàng nhưng không kém phần gọn ghẽ khi đưa các món ăn lên bàn mời thực khách cũng như thu dọn phần thức ăn sau mỗi lần món ăn mới được mang ra. Bữa tiệc cơm lươn của chúng tôi có tất cả 8 món, kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ. Mỗi một món ăn có một thứ gia vị riêng, lần lượt để thực khách trải nghiệm.

Nhà hàng Jubako nổi tiếng tới mức người ta phải đặt lịch rất lâu mới có được chỗ để ăn, tuy nhiên có một luật được đưa ra là, nếu bạn đặt lịch mà không tới nhà hàng thì bạn vẫn phải trả tiền và đương nhiên tên của bạn sẽ vào “danh sách đen”, nghĩa là sẽ không bao giờ có cơ hội tới Jubako thưởng thức. Người Nhật khi hẹn khách đi ăn bao giờ cũng sẽ tới trước 10 phút, nhà hàng sẽ rất vui và đã sẵn sàng đón bạn 10 phút trước khi giờ bạn đặt lịch bắt đầu. Vì thế, đừng tới muộn và cũng đừng “hẹn rồi mà không tới”, Jubako trọng và nuôi chữ tín là vậy.

Món mới được phục vụ tới thực khách
Món mới được phục vụ tới thực khách

-Anh Otani Shinichiro này, ở Nhật Bản có rất nhiều nhà hàng lươn, Jubako có bí quyết gì để thu hút vậy?- tôi hỏi. “Thật sự chúng tôi không có bí quyết gì cả, mà với tôi bí quyết chính là làm món ăn bằng chính trái tim mình. Bằng sự tận tâm, chúng tôi mong muốn làm thế nào để mang được món ăn ngon nhất của mình tới thực khách”, Shinichiro nở nụ cười và nói. Tôi im lặng trước câu trả lời của Shinichiro và không còn tìm được một ý nghĩa nào hay hơn và điều đó khiến tôi cảm thấy như chạm được tới cảm giác “vươn tới vẻ đẹp đích thực” mà thương hiệu mỹ phẩm Menard đã gợi mở.

Anh Khương Anh Văn - Chủ tịch của Menard Việt Nam có nói rằng, ngay cả trong đời sống này chúng ta vẫn hoàn toàn có thể vươn tới những điều tốt đẹp hơn, bằng chính sự lan toả cái đẹp, cách sống. “Chúng tôi không chỉ mang tới cho khách hàng sản phẩm, mà điều chúng tôi muốn là mang tới cho khách hàng là niềm vui, sự hạnh phúc mà họ cảm nhận được đầy đủ”. Với sự tinh tế và cảm nhận từ cuộc sống mà “ngay bản thân cành cây ngọn cỏ cũng chứa đựng vẻ đẹp lấp lánh của nó”, vậy tại sao chúng ta không thêm yêu đời, không cho phép tận hưởng cái đẹp.


Otani Shinichiro đứng chờ vị khách cuối cùng ra khỏi nhà hàng khi đêm xuống, và nói lời cảm ơn chân thành tới vị khách đã thưởng thức tại nhà hàng. Đầu bếp đời thứ 8 của nhà hàng 227 năm tuổi cũng nói rằng, anh cảm thấy ngày đoàn chúng tôi có mặt và thưởng thức bữa ăn ngon tại nhà hàng Jubako là ngày đáng nhớ của anh.

Otani Shinichiro đứng chờ vị khách cuối cùng ra khỏi nhà hàng khi đêm xuống, và nói lời cảm ơn chân thành tới vị khách đã thưởng thức tại nhà hàng. Đầu bếp đời thứ 8 của nhà hàng 227 năm tuổi cũng nói rằng, anh cảm thấy ngày đoàn chúng tôi có mặt và thưởng thức bữa ăn ngon tại nhà hàng Jubako là ngày đáng nhớ của anh.

Hẳn nhiên câu nói của đại văn hào Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky rằng, “cái đẹp cứu rỗi thế giới” luôn đúng, cũng bởi mỗi chặng đi qua, có những người mình gặp đã mang sứ mệnh tới cuộc sống những điều đẹp đẽ. Đôi khi chỉ là cảm nhận để thức tỉnh, như người đầu bếp nổi tiếng Shinichiro để lại trong tôi những ngẫm nghĩ “tôi chẳng có bí quyết gì ngoài món ăn được làm bằng tình cảm từ trái mình”…

Tokyo cuối tháng 5/2017

Hoàng Vân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm