Sưng đau chân – Biểu hiệu không ngờ của ung thư cổ tử cung
(Dân trí) - Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường xuyên được đề cập tới là: chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu sau mãn kinh, tiết dịch âm đạo có màu, mùi lạ, hay kèm theo máu… Tuy nhiên, một dấu hiệu rất ít chị em nghĩ tới, nhưng có thể cảnh báo bệnh, đó là sưng đau một bên chân.
Dấu hiệu thường bị bỏ qua
Khối u to cũng ngăn chặn các mạch máu gần đó, khiến chân bị sưng đau. Khi đó, da chân bị sưng không có màu tím đỏ như các bệnh lành tính khác. Thêm vào đó, người bệnh có thể bị đau chân mà không kèm theo sưng nề hạch bạch huyết. Đau do ung thư còn có đặc điểm là cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể đến và biến mất trong một vài ngày, sau đó quay trở lại và ngày càng nặng hơn. Tuy nhiên, đau và sưng chân cũng có thể do nguyên nhân khác không phải ung thư. Mặc dù vậy, đi khám là điều cần thiết để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Chị em cần đặc biệt cảnh giác nếu như bị sưng đau chỉ 1 bên chân, nhất là lại có kèm thêm các triệu chứng khác như:
• Chảy máu nhẹ ở âm đạo trong thời gian không hành kinh
• Chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên dài hơn, chảy máu nặng hơn
• Chảy máu sau khi giao hợp, thụt rửa, hoặc khám vùng chậu
• Tăng tiết dịch âm đạo, dịch âm đạo có màu, mùi lạ, thậm chí có máu
• Đau khi giao hợp
• Chảy máu sau mãn kinh
• Đau vùng chậu hoặc đau lưng dai dẳng, không rõ nguyên nhân
Nếu ung thư được chẩn đoán sớm, cơ hội sống rất cao, đạt tới 94%. Việc điều trị trong giai đoạn đầu cũng rất dễ dàng và ít xâm lấn hơn so với các giai đoạn muộn.
Khám những gì để phát hiện ung thư cổ tử cung?
Một số phương pháp giúp chẩn đoán ung thư cổ tử cung:
Xét nghiệm Pap: Một số mẫu tế bào ở cổ tử cung sẽ được lấy ra và chuyển tới phòng thí nghiệm, giúp quan sát những bất thường có khả năng trở thành ung thư, hoặc tế bào ung thư. Hiện nay, có thêm xét nghiệm Thinprep với công nghệ hiện đại hơn, cho độ chính xác cao hơn xét nghiệm Pap thông thường. Bệnh viện Thu Cúc là một trong số ít những đơn vị đang thực hiện xét nghiệm này.
Xét nghiệm HPV: xét nghiệm này giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV, dẫn tới khả năng thay đổi tế bào cổ tử cung.
Cả 2 xét nghiệm Pap và HPV được khuyến khích thực hiện định kỳ cho những chị em đã quan hệ tình dục để phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Nếu kết quả cho thấy bất thường, nghi ngờ ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định soi cổ tử cung và làm sinh thiết để xác định có tế bào ung thư hay không. Người bệnh cũng có thể cần thực hiện các chẩn đoán khác để xác định giai đoạn bệnh nếu như có tế bào ung thư.