Viêm túi mật cấp hay mạn tính, chủ quan đều nguy hiểm
(Dân trí) - Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm túi mật có thể gây biến chứng nguy hiểm như hoại tử túi mật, thủng túi mật nhất là khi viêm do sỏi mật.
Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở phía bên phải của bụng, ngay dưới gan. Túi mật dự trữ mật được gan tiết ra sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo.
Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật, có thể xảy ra đột ngột (viêm túi mật cấp tính) hoặc tái phát nhiều lần (viêm túi mật mãn tính) gây đau, sốt, đầy trướng, khó tiêu, chậm tiêu, sụt cân, vàng da, vàng mắt...
Viêm túi mật có nguy hiểm không?
Viêm túi mật nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó viêm túi mật cấp tính là 1 cấp cứu ngoại khoa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện điều trị.
Một số biến chứng do viêm túi mật gồm:
- Túi mật to, ứ nước túi mật: Sỏi mật hoặc viêm phù nề chèn ép gây tắc mật, làm túi mật căng to quá kích thước bình thường, gây đau đớn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, thủng túi mật.
- Nhiễm trùng: Dịch mật tích tụ lâu trong túi mật sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
- Hoại tử túi mật: Viêm mủ túi mật không được điều trị triệt để có thể gây ra hoại tử mô túi mật, đe dọa vỡ túi mật.
- Thủng túi mật: Là biến chứng rất nguy hiểm bởi khi túi mật bị thủng, dịch mật và vi trùng từ ổ viêm tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, có thể tử vong.
- Ung thư túi mật: Viêm túi mật mạn tính làm tăng đáng kế nguy cơ ung thư túi mật.
Dấu hiệu nhận biết viêm túi mật cấp, mạn tính
Biểu hiện của viêm túi mật cấp tính là những cơn đau quặn dữ dội ở hạ sườn phải. Nếu cơn đau lan lên vai phải và sau lưng, kèm theo nôn, sốt hoặc vàng da (biểu hiện tắc mật) thì cần điều trị sớm để tránh viêm túi mật gây biến chứng nguy hiểm.
Viêm túi mật mạn tính thường có biểu hiện: đau âm ỉ vùng mạn sườn phải, đầy trướng bụng, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn…, tuy không dữ dội nhưng dai dẳng, kéo dài.
Gần 90% viêm túi mật là do sỏi mật
Có lẽ nhiều người chưa biết nguyên nhân chính của viêm túi mật chính là sỏi mật. Khi sỏi bị kẹt lại ở cổ túi mật, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vị trí tổn thương và gây viêm túi mật cấp. Nhiều đợt viêm cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm túi mật mạn tính.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác ngoài sỏi mật cũng có thể gây viêm túi mật như: chấn thương vùng bụng, nhiễm giun, u đường mật. Người tiểu đường, béo phì, mỡ máu, phụ nữ mang thai… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Viêm túi mật có thể phòng ngừa
Mặc dù lời giải cho câu hỏi: “Viêm túi mật có nguy hiểm không?” là có nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với thảo dược thiên nhiên.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Ăn ít chất béo, tránh đồ chiên rán, chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh gây khó tiêu, thay vào đó nên ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành.
- Tăng cường chất xơ, rau xanh và trái cây.
- Luyện tập thể thao 30 phút/ngày để tăng cường miễn dịch, giúp đường mật lưu thông tốt hơn.
Dùng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ
Phần lớn viêm túi mật là do sỏi, phần còn lại là do nhiễm khuẩn. Vì vậy, để phòng viêm túi mật hoặc ngăn ngừa tái phát viêm sau điều trị, ngoài dùng thuốc (giảm đau, kháng sinh nếu có) và điều chỉnh chế độ ăn thì việc tận dụng các lợi thế từ Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác - 8 thảo dược giúp hỗ trợ ngăn ngừa sỏi mật, kháng viêm, kháng khuẩn - cũng được nhiều người quan tâm và hướng đến.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khàng – Dùng cho người sỏi mật
Với 8 thảo dược quý, Tpbvsk Kim Đởm Khang sử dụng thích hợp cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật và các trường hợp sau điều trị sỏi hay bị tái phát sỏi.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.