Thêm một phương pháp hỗ trợ người bệnh Parkinson

(Dân trí) - Bệnh Parkinson có thể tiến triển nặng dần trong vài năm cho đến vài chục năm. Đa số người bệnh ở giai đoạn cuối đều mất khả năng vận động, sau đó tử vong do suy kiệt.

Thêm một phương pháp hỗ trợ người bệnh Parkinson - Ảnh 1.

Bệnh Parkinson gây trở ngại lớn trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh

Bệnh Parkinson (còn gọi là bệnh liệt rung) xảy ra khi một chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamin bị giảm sút. Nguyên nhân là do một nhóm tế bào nhân xám (sản xuất dopamin) ở đáy não bị thoái hóa và chết đi hàng loạt.

Dopamin giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát cử động, vận động của các cơ bắp thông qua hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác. Khi dopamin bị thiếu hụt, cơ bắp không vận động được như chỉ đạo bình thường của não, gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson là run tay chân, tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp. Bệnh Parkinson là.

Vậy Parkinson có chữa được không? Câu trả lời là: Có rất nhiều cách chữa bệnh Parkinson hiệu quả, giảm triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Cùng điểm qua những phương pháp làm giảm run và làm chậm tiến triển của bệnh và tìm hiểu phương pháp mới đã và đang mang lại nhiều hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh Parkinson.

Chữa bằng thuốc

Trong điều trị bệnh Parkinson, hiện có 7 nhóm thuốc chính có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh hoặc bắt chước tác dụng của dopamin, hoặc ức chế các enzym phân hủy dopamin nhằm làm tăng nồng độ dopamin trong não... Và một số trong đó vẫn đang trong quá trình tiếp tục nghiên cứu. Bệnh nhân xác định phải sử dụng thuốc cả đời và kết hợp với bác sỹ chuyên khoa chặt chẽ, thường xuyên và liên tục.

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson, người bệnh cần lưu ý: luôn dùng thuốc đúng liều vào đúng một giờ nhất định. Thậm chí với nhóm thuốc levodopa (Madopar hoặc Sinemet), bệnh nhân phải uống thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo thuốc hoạt động tốt nhất. Không nên dùng thuốc cùng bữa ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thêm một phương pháp hỗ trợ người bệnh Parkinson - Ảnh 2.

Bệnh nhân Parkinson phải sử dụng thuốc cả đời và chịu nhiều phản ứng phụ.

Vật lý trị liệu, luyện tập thể thao

Với bệnh nhân Parkinson, luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sức mạnh cơ bắp, sự nhanh nhẹn và hồi phục chức năng.

Tập luyện giúp tăng khối cơ, giảm mỡ, đảm bảo cơ thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn. Người bệnh Parkinson nên bắt đầu bằng những bộ môn nhẹ nhàng như thiền, yoga, đi bộ, sau có thể mở rộng tham gia khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội…

Để giảm triệu chứng đau, cứng đờ, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như massage, châm cứu. Nghe nhạc cũng là một trong những phương pháp giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm do Parkinson.

Chế độ ăn đúng cách

Với người bệnh Parkinson, chế độ ăn rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cung cấp các dưỡng chất cho tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa và cải thiện các biến chứng trên đường tiêu hóa như táo bón… do bệnh gây ra. Cụ thể như sau:

+ Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ

+ Uống nhiều nước giúp gan tăng cường thải độc.

+ Hạn chế cholesterol (đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ…)

+ Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích

Thêm một phương pháp hỗ trợ người bệnh Parkinson - Ảnh 3.

Chế độ ăn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Parkinson.

Phẫu thuật ở giai đoạn muộn

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Khoa Nội Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Thuốc điều trị Parkinson chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 4 -5 năm. Càng về sau, đáp ứng với thuốc càng kém, buộc phải tăng dần liều và gây nhiều biến chứng.

Hiện nay, kỹ thuật kích thích não sâu được xem là phương pháp mới nhất trong điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao khoảng 30.000USD (~ 700 triệu đồng), đòi hỏi kỹ thuật cao nên chưa được ứng dụng rộng rãi.

Các dược thảo hỗ trợ

Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam chia sẻ quan điểm: “Y học Việt Nam cần đi bằng 2 chân, cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Trong Y học cổ truyền có nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân Parkinson, trong đó nổi bật có Thiên ma, Câu đằng giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh. Người bệnh sau khi sử dụng thấy giúp giảm run rẩy, giảm co cứng cơ bắp, đi đứng thuận lợi hơn, tâm trạng người bệnh phấn khởi, dễ hòa nhập cuộc sống hơn.”

+ Câu đằng giúp cải thiện rõ rệt biểu hiện run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón.

+ Thiên ma đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình lão hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

Thêm một phương pháp hỗ trợ người bệnh Parkinson - Ảnh 4.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là thiên ma, câu đằng hỗ trợ giúp làm giảm dần các chứng run như run chân tay, run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run… ở người cao tuổi, trong bệnh và hội chứng Parkinson, sau tai biến mạch não, rối loạn chức năng thần kinh thực vật… Đồng thời, sản phẩm còn giúp phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Sống với bệnh Parkinson là một hành trình dài và chắc chắn đầy khó khăn, thử thách. Nhưng nếu bệnh nhân kiên trì điều trị đúng hướng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp thêm với các liệu pháp từ Đông y có Thiên ma, Câu đằng sẽ là giải pháp cứu cánh giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc tây lên gan, thận.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Hà Nội - Việt Nam.

(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm