Test ngay để nội soi gây mê an toàn và hiệu quả

(Dân trí) - Được mệnh danh là kỹ thuật nội soi “êm dịu” nhất hiện nay vì quá trình thực hiện nhẹ nhàng như một giấc ngủ ngon, nội soi gây mê đang rất được ưa chuộng ở những người có nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa ở thực quản, dạ dày – tá tràng, đại tràng. Cùng tìm hiểu về nội soi gây mê qua một số câu hỏi – đáp nhanh sau đây để có sự chuẩn bị chu đáo giúp việc nội soi diễn ra an toàn và hiệu quả.

Có nên tạm ngừng nội soi gây mê khi đang bị ốm không?

Người bệnh cần thăm khám trước với bác sĩ để xác định có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nội soi gây mê hay không.
Người bệnh cần thăm khám trước với bác sĩ để xác định có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nội soi gây mê hay không.

Có. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn nên tạm thời hoãn lịch nội soi gây mê nếu đang bị ốm. Hãy nghỉ ngơi và điều trị để sức khỏe ổn định trước khi thực hiện nội soi.

Có được uống rượu, bia trước khi nội soi gây mê không?

Tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ về việc nhịn ăn uống trước khi thực hiện nội soi để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác.
Tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ về việc nhịn ăn uống trước khi thực hiện nội soi để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác.

Không. Để đảm bảo nội soi được an toàn và có kết quả chính xác nhất, người bệnh cần phải nhịn ăn uống trước nội soi tối thiểu là 6 tiếng để tránh sặc thức ăn và đảm bảo cho việc quan sát, đánh giá tổn thương trong quá trình nội soi.

Ngay cả sau khi đã thực hiện xong nội soi gây mê, người bệnh cũng không nên sử dụng rượu, bia trong vòng 24 giờ. Vì rượu bia kết hợp với một lượng thuốc gây mê còn sót lại trong cơ thể sẽ khiến người bệnh càng trở nên buồn ngủ, mất tỉnh táo hơn.

Nội soi gây mê có nguy hiểm không?

Trước khi nội soi gây mê, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm máu (HIV, HbsAg)
Trước khi nội soi gây mê, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm máu (HIV, HbsAg)

Không. Nội soi gây mê được đánh giá là an toàn, ít biến chứng. Thuốc an thần liều nhẹ dùng để gây mê được tiêm vào tĩnh mạch theo một lượng đã được tính toán phù hợp. Người bệnh sẽ tỉnh dậy sau khi hoàn thành thủ thuật mà không cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu. Quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, liều lượng thuốc được sử dụng gây mê thấp và chỉ có tác dụng nhẹ nên không hề ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm (nếu cần) để xác định xem liệu người bệnh có đủ điều kiện để nội soi gây mê hay không, đặc biệt là với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch… Người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ hiện đang sử dụng loại thuốc gì, các bệnh đã mắc và có dị ứng với thuốc gì hay không. Hãy tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ cả trước và sau khi thực hiện nội soi gây mê để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng.

Nội soi gây mê có đau không?

Thời gian thực hiện nội soi gây mê khá nhanh chóng, trung bình khoảng 10- 15 phút
Thời gian thực hiện nội soi gây mê khá nhanh chóng, trung bình khoảng 10- 15 phút

Không. Dưới tác dụng của thuốc gây mê, người bệnh mất đi hoàn toàn cảm giác nên không hề có cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện nội soi. Vì bệnh nhân thoải mái, tâm lý ổn định nên việc nội soi diễn ra thuận lợi hơn, giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát hình ảnh bên trong đường tiêu hóa để phát hiện sơm các dấu hiệu bất thường như dị tật, các tổn thương niêm mạc… Với những ưu điểm này, nội soi gây mê còn được gọi là nội soi không đau.

Sau khi thực hiện nội soi gây mê có được lái xe không?

Test ngay để nội soi gây mê an toàn và hiệu quả - 5
Nên có người nhà hoặc bạn bè đi cùng khi thực hiện nội soi gây mê.

Không. Các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh khi thực hiện nội soi gây mê nên có người thân đi cùng vì bệnh nhân không thể lái xe, tự đi lại ít nhất 1 giờ sau khi nội soi.

Có thể ăn sau khi kết thúc nội soi gây mê?


Cháo, sữa, bánh mì… là những loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh sau khi hoàn thành nội soi gây mê.

Cháo, sữa, bánh mì… là những loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh sau khi hoàn thành nội soi gây mê.

Có. Ngay khi tỉnh dậy sau khi nội soi gây mê, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên chỉ nên ăn nhẹ (cháo, sữa…), ăn từ từ chậm rãi và ăn những món quen thuộc.