Tầm quan trọng của việc cấy ghép tủy

(Dân trí) - Cấy ghép tủy, hay còn gọi là cấy ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp chữa trị cho khá nhiều loại bệnh, chủ yếu là ung thư máu. Đây là một phương thức chữa bệnh quyết định sự thành công trong điều trị nhiều căn bệnh ung thư máu.

  

Tầm quan trọng của việc cấy ghép tủy

Việc cấy ghép tủy rất quan trọng để quyết định sự thành công trong điều trị nhiều căn bệnh ung thư máu

 

Ung thư máu được biết đến khá phổ biến ngày nay. Ghép tủy đã trở thành một quy trình thường quy trong điều trình nhiều ca bệnh ung thư máu. Ghép tủy "dùng tế bào gốc tạo máu" được lọc từ “máu” hoặc lấy từ "tủy xương” hoặc từ “cuống rốn” cũng thường xuyên được đề cập đến.

Bệnh lý máu có thể được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc tạo máu bao gồm bệnh bạch cầu cấp thể tuỷ, bệnh bạch cầu cấp thể bạch huyết, đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin , u lympho Hodgkin , hội chứng MDS (hội chứng rối loạn sinh tủy), thiếu máu vô sinh, u tủy tăng sinh , bạch cầu mãn thể tủy, bệnh bạch cầu mãn thể bạch huyết, các bệnh tự miễn mãn tính thể nặng.

Asian American Blood & Marrow Transplant – Singapore (Trung Tâm Huyết Học & Ghép Tủy Á Mỹ - viết tắt là AABMTC) hợp tác cùng UPMC, một tập đoàn y tế hàng đầu của Mỹ, đã tạo được tên tuổi uy tín trong khu vực, và giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu thoát khỏi tình trạng đau khổ và tuyệt vọng,.

 

Bác sĩ Yvonne Loh, nguyên là Giám đốc Chuyên Môn của Chương trình Cấy Ghép Tủy, và Trưởng Khoa Bạch Cầu Cấp, ở Bệnh viện Đa khoa Singapore (Singapore General Hospital - SGH), nơi cô đã làm gần 100 ca ghép, được bổ nhiệm về làm Giám đốc Y khoa, phụ trách Asian American Blood & Marrow Transplant – Singapore (AABMTC).

 

Tầm quan trọng của việc cấy ghép tủy

Bác sĩ Yvonne Loh luôn quan tâm chia sẻ với bệnh nhân về phương thức điều trị cấy ghép tủy sao cho hiệu quả nhất

 

Nói về vấn đề ghép tủy, bác sĩ Yvonne Loh cho rằng: Trong vòng 5 đến 10 năm vừa qua, điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương đã ngày càng được áp dụng cho các bệnh nhân lớn tuổi vì tỷ lệ thành công và an toàn tốt hơn.

 

Chính vì thế, Bác sĩ Yvonne Loh chia sẻ, bệnh nhân 60 tuổi vẫn có thể được cấy ghép tủy xương và lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân lớn hơn khả năng rủi ro. Ngay chính bản thân bác sĩ cũng đã ghép cho bệnh nhân lớn tuổi nhất là 67 tuổi và trẻ nhất là 13 tuổi. Tuy vậy, trẻ em mắc bệnh ung thư bạch cầu dễ chữa hơn, và trẻ em cũng đáp ứng với hóa trị liệu tốt hơn.

 

Một thực tế theo bác sĩ Yvonne Loh cũng cho rằng: “Sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng về cấy ghép tủy xương còn hạn chế, thậm chí ở ngay giới y khoa tại Singapore. Điều này có thể dẫn đến việc chuyển bệnh nhân sang bác sĩ chuyên khoa quá trễ, đặc biệt ở những bệnh nhân có thể cần ghép tủy và làm ảnh hưởng tới cơ hội điều trị & tiên lượng điều trị”.

 

Tuy nhiên, bác sĩ Yvonne Loh nhấn mạnh, sau ghép, hệ miễn dịch của bệnh nhân rất kém. Do vậy, nhiễm khuẩn/ nhiễm vi rút là một vấn đề đáng ngại hơn so với vấn đề thải ghép sau ghép tủy. Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau ghép không quá phức tạp, nhưng chất lượng chăm sóc toàn diện từ việc đánh giá ban đầu đến chăm sóc chuyên biệt & hồi sức sau ghép là rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị của từng ca bệnh cũng như của cả chương trình ghép tủy nói chung tại bất cứ trung tâm huyết học nào.   

 

 Ngày 1-3/11/2013, Hội nghị thường niên Huyết Học Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 18 (APBMT 2013) sẽ được tổ chức tại khách sạn Sheraton – 88 Đồng Khởi, Q1, Tp HCM do Hội truyền máu huyết học TP HCM và Bệnh viện Truyền máu Huyết học đăng cai.

 

Hội nghị được tổ chức mỗi năm một lần để các bác sĩ, các chuyên gia quốc tế về huyết học & ghép tủy gặp gỡ trao đổi cũng như trình bày các nghiên cứu, thành tựu đạt được trong những năm qua.

 

Được biết Tổ chức APBMT là một trong những tổ chức đầu tiên của Worldwide Network for Blood and Marrow (WBMT) và hiện nay đã liên kết với tổ chức Y tế Thế giới (WHO).  

 

Đây  là một tổ chức ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, dành cho các bệnh nhân và bác sĩ quan tâm đến vấn đề chữa trị các bệnh lý huyết học.