“Tam giác vàng” cần độ pH như thế nào?
Như các bộ phận khác trên cơ thể con người, âm đạo cũng có sức đề kháng tự nhiên. Song, khả năng đề kháng này chỉ phát huy tác dụng khi môi trường âm đạo có độ pH sinh lý đạt ngưỡng chuẩn để vi khuẩn gây hại không phát huy sức tấn công.
pH nào cho âm đạo mà không tốt cho vi khuẩn gây hại?
Môi trường âm đạo luôn có sự thường trú của hệ vi khuẩn lợi và hại. Hệ vi sinh này luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng và “chung sống hòa bình” với nhau trong môi trường âm đạo với độ pH acid lí tưởng là 3,8 - 4,5 ở tuổi dậy thì và trưởng thành. Độ pH ở khu vực “cấm” rất nhạy cảm, thường không ổn định, chỉ cần một tác nhân nhỏ như: mặc đồ lót quá chật, vệ sinh không đúng cách, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt, hậu sản … cũng đủ làm độ pH vượt ngưỡng lí tưởng.
Khi pH > 4,5 âm đạo sẽ giảm sức đề kháng và vi khuẩn gây hại đang có mặt tại âm đạo “thừa thắng xông lên”, tạo điều kiện cho các loại vi trùng, kí sinh trùng và tác nhân gây bệnh khác… tấn công. Đó là nguyên do làm dịch âm đạo tiết nhiều hơn, có sự biến đổi màu, và có mùi hôi … là những biểu hiện cụ thể của viêm nhiễm phụ khoa, khiến nhiều chị em khó chịu, mất tự tin.
“Chỉnh” cho pH chuẩn
Môi trường âm đạo “an toàn” kháng khuẩn phải đảm bảo độ pH acid <4,5. Song, do chưa hiểu đặc tính này của vùng kín nên nhiều chị em vẫn duy trì một số thói quen không tốt: thụt sâu trong âm đạo, hoặc dùng xà phòng, và các chất tẩy rửa mang tính kiềm… để vệ sinh âm hộ, vô tình làm rối loạn hệ vi khuẩn tự nhiên, có tác dụng đề kháng, bảo vệ âm hộ, âm đạo. Chính tính kiềm sẽ nâng cao pH của âm đạo, làm yếu các vi khuẩn lợi, nhưng làm mạnh các vi khuẩn gây hại. Do vậy, trong điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, bạn gái cần chú trọng vệ sinh vùng kín hợp lý, đặc biệt hướng đến lựa chọn những sản phẩm kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.
Khi pH sinh lý âm đạo thay đổi sẽ dễ gây ra viêm nhiễm phụ khoa
Rõ ràng, cũng là da nhưng độ pH âm đạo hoàn toàn khác với pH của da ở những bộ phận khác trên cơ thể. Mặt khác, môi trường âm đạo rất nhạy cảm, dễ bị thay đổi vì nhiều tác động bên ngoài lẫn bên trong nên chị em cần hiểu các đặc tính của âm đạo để xử lý khi mới chớm xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm, và nên khám phụ khoa 6 tháng 1 lần hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường: ngứa, đau, khí hư nhiều có màu và có mùi…nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản, hạnh phúc gia đình.
TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thuỷ
PGD Bệnh viện Từ Dũ
Thông tin tham khảo thêm: Với thành phần Acid Lactic giúp acid hóa môi trường kiềm, và Lactoserum chiết xuất từ sữa góp phần nuôi dưỡng, giữ ẩm niêm mạc âm đạo, dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd FH sẽ giúp bạn gái tái lập, cân bằng pH sinh lý ở âm đạo, hỗ trợ điều trị kháng khuẩn chống viêm nhiễm phụ khoa. |