Soffell góp phần giáo dục phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ em
Nhằm tạo sân chơi kết hợp giáo dục học đường về kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ em, mới đây, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế (VIHEMA) phối hợp với nhãn hàng Soffell tổ chức sự kiện “Soffell cùng trẻ em Cần Thơ chung tay phòng chống sốt xuất huyết” tại trường Tiểu học Hưng Lợi 2 (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ).
Với thông điệp “không có muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, tại sự kiện các em nhỏ từ 6 -10 tuổi được cung cấp các kiến thức phòng chống muỗi thực tiễn trong cuộc sống thông qua hình thức chơi game vận động dành cho trẻ em; đồng thời các em còn được hướng dẫn những biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả như nằm màn, sử dụng kem xua muỗi Soffell mỗi ngày 3 lần ở những vị trí da trên cơ thể không được quần, áo, tất bảo vệ. Đặc biệt, cũng trong ngày này, chương trình đã phát tặng miễn phí hơn 2.000 mẫu kem Soffell giúp xua muỗi hiệu quả đến 10 giờ.
Có mặt với các em thiếu nhi Cần Thơ tại sự kiện, TS.BS Nguyễn Thị Liên Hương, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý Môi trường Y tế nhấn mạnh:“Bệnh sốt xuất huyết không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng mà còn gây tốn kém cho gia đình người bệnh. Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết,người dân cần chủ động diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm, vệ sinh và đậy kín các lu, vại đựng nước, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân đặc biệt cho trẻ em như nằm màn, mặc quần áo và sử dụng các sản phẩm xua muỗi hằng ngày xoa hoặc xịt lên các vùng da không được bảo vệ bởi quần, áo, tất”.
Trước đó, tập đoàn ENESIS (đơn vị sở hữu nhãn hàng kem và chai xịt xua muỗi Soffell) đã trao tặng cho VIHEMA 500.000 sản phẩm kem chống muỗi Soffell để phân phát miễn phí cho người dân đến khám bệnh tại gần 200 bệnh viện trên cả nước, đặc biệt ở những khu vực có tỷ lệ SXH cao. Đồng thời, từ tháng 5 đến hết tháng 8/2015, VIHEMA cũng tiến hành các hoạt động tuyên truyền trên diện rộng thông qua các phương tiện truyền thông, như dán áp phích tuyên truyền tại các khu vực công cộng, bệnh viện; phổ biến kiến thức phòng chống sốt xuất huyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 390 triệu người bị nhiễm trong đó có 500.000 người mắc sốt xuất huyết nặng phải nhập viện - đây thực sự là căn bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết.