Quên uống thuốc huyết áp cao, mất mạng như chơi
(Dân trí) - Chủ quan với bệnh huyết áp cao, quên uống thuốc, uống thuốc bừa bãi là nguyên nhân khiến nhiều người gặp biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Suýt mất mạng vì chủ quan, uống thuốc bừa bãi
Qua thực tế khám chữa bệnh, các chuyên gia bệnh tim mạch cho biết, điều đáng lo ngại là người Việt biết bệnh vẫn không sợ, không kiêng và không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà chủ quan coi thường bệnh cho rằng bệnh tăng huyết áp là bình thường nhiều người mắc.
Điển hình như trường hợp bệnh nhân Đ.V.C, 64 tuổi nhập viện trong tình trạng ngất lịm, sau khi thăm khám PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh cho biết: “Ông C gặp vấn đề khi uống thuốc huyết áp sau khi uống rượu“.
Khi trao đổi với gia đình về tình trạng bệnh sử của ông C, con gái ông cho biết: “Bố tôi bị bệnh huyết áp cao hơn chục năm rồi nhưng ông không chịu kiêng rượu bia, thuốc lá, thi thoảng vẫn đi uống rượu và thuốc lá vẫn thường xuyên hút, khá coi thường bệnh. Nhiều lần gia đình khuyên đi khám nhưng bố tôi không nghe. Mới đây đi khám bác sĩ có cho thuốc uống nhưng ông uống không đều lúc nhớ lúc quên vậy là các biểu hiện của huyết áp lúc cao lúc thấp cũng không phân biệt được. Lúc đau đầu đo lại thấy huyết áp thấp, khi khác toát mồ hôi đo lại thấy huyết áp cao. Cứ khi nào huyết áp cao thì bố tôi uống thuốc hạ áp.”
Coi các bệnh huyết áp là bình thường nên vẫn như mọi lần trước, ông C sau khi uống rượu về thấy mệt, hoa mắt chóng mặt nên đã lấy thuốc cao huyết áp ra để uống. Mới uống thước chưa đầy 15 phút ông đã ngã qụy xuống đất. May mắn thay ông được đưa đến bệnh viện Thu Cúc cấp cứu kịp thời.
Phó giáo sư Quýnh còn cho biết thêm: “Nếu bệnh nhân được cấp cứu chậm chút nữa sẽ dẫn đến biến chứng đột quỵ nguy hiểm đe dọa tính mạng. Thoát lần này, bệnh nhân cần điều trị kiểm soát huyết áp ngay không thì những biến chứng nghiêm trọng của bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và đoạt mạng bệnh nhân.“
Hú hồn vì vừa “từ cõi chết trở về” ông C lúc này mới thật sự thấy sự nguy hiểm mà bệnh huyết áp cao bấy lâu nay ông coi thường. Nghe lời phó giáo sư Quýnh phân tích, ông bị thuyết phục hoàn toàn, tích cực tuân thủ theo phác đồ điều trị của Phó giáo sư về chế độ dùng thuốc và những lưu ý tuyệt đối trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Sau 2 năm tích cực điều trị, huyết áp của ông C được kiểm soát tốt và vẫn tiếp tục duy trì việc thăm khám, theo dõi huyết áp thường xuyên để được phó giáo sư tư vấn cụ thể.
Huyết áp tăng vọt vì quên uống thuốc
Cũng như trường hợp ông Đ.V.C, nhưng chị N.N.H.M, 43 tuổi biết về mức độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp nhưng mải công việc có lần chị quên uống thuốc khiến chị suýt mất mạng vì ngã xe do huyết áp đột ngột tăng vọt.
43 tuổi, chị M đã ở giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể thường xuyên có những biến đổi khó chịu, chị thăm khám và phát hiện mình bị tăng huyết áp cách đây 1 năm Chị có uống thuốc nhưng cũng không đều đặn có những hôm buổi sáng chị đi chợ quên không uống thuốc đi được nửa đường đột nhiên toát mồ hôi, phải gọi người nhà ra đón. Nhưng nguy hiểm nhất là lần vừa rồi cách đây 1 tháng, chị chuẩn bị đám cưới cho cháu gái, công việc bận rộn chị bên nhà anh trai chị quên không mang thuốc đến, 2 hôm thấy cơ thể bình thường nên chị cũng quên uống thuốc đến sáng hôm đưa dâu thì chị đột nhiên bị hoa mắt chóng mặt ngã quỵ ra đường khi đang lái xe, ngay lúc này chị được người nhà đưa vào bệnh viện Thu Cúc để cấp cứu kịp thời. Thật may chị đi với vận tốc chậm nên chỉ bị ngã xây xát người không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, kiểm tra huyết áp, bác sĩ cho biết: “Bệnh nhân bị ngã do huyết áp tăng cao đột ngột gây choáng váng, mất kiểm soát khi lái xe“.
Khi thăm khám với chuyên gia tim mạch – Phó giáo sư Nguyễn Văn Quýnh, chị M được chỉ định kiểm tra tổng quát, đo huyết áp và được phó giáo sư tư vấn cụ thể từ đó chị cẩn thận hơn trong chế độ dùng thuốc và sinh hoạt.
Lời khuyên của chuyên gia tim mạch
Trong 40 năm thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch, các trường hợp như của ông C, chị M không phải là hiếm. Hiện nay rất nhiều người Việt còn trẻ nhưng đã bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do không biết bị bệnh huyết áp từ trước và vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt không tốt như uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn ặn,…. hoặc biết mình bị huyết áp cao nhưng uống thuốc bừa bãi không đúng chỉ định. Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này, PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh khuyến cáo:
• Cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Nên duy trì chế độ ăn nhạt 5-6 gam muối/ngày với người trưởng thành, người đã bị tăng huyết áp thì ăn càng nhạt càng tốt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi dưa hấu là những thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu.
• Bệnh nhân tăng huyết áp cần luôn chú ý “lắng nghe” cơ thể mình. Bất cứ khi nào thấy các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực, mất vận động, mất thị lực thoáng qua… đều phải kiểm tra ngay huyết áp xem có gì bất thường không, thông báo ngay cho bác sĩ, đồng thời báo cho người nhà đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
• Người bệnh cần chú ý tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ như đái tháo đường.
• Dùy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần 1 năm kể cả với những người không mắc bệnh huyết áp để được chẩn đoán phát hiện kịp thời.
Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tí thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch.
Ngoài hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán phát hiện chính xác bệnh lý, chuyên khoa Tim mạch còn hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên giàu kinh nghiệm. Liên hệ 1900558896 để đăng ký khám chữa bệnh với PGS.,TS., Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên gia tim mạch hơn 40 năm kinh nghiệm, khám và điều trị các bệnh lý tim mạch cho hàng nghìn bệnh nhân.