Những ứng dụng đáng chú ý trong xét nghiệm về miễn dịch - dị ứng

Hơn 150 bác sĩ đến từ các bệnh viện đã tham dự hội thảo Ứng dụng trong chẩn đoán bệnh miễn dịch – dị ứng do bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức.


Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã không ngừng trao dồi các kiến thức y học thông thường và cập nhật các kỹ thuật cao hơn. Việc nghiên cứu và đưa vào triển khai các Ứng dụng trong xét nghiệm để hỗ trợ cho các chẩn đoán lâm sàng luôn được MEDLATEC chú trọng.


Các khách mời tại Hội thảo

Các khách mời tại Hội thảo

Tại Hội nghị, 5 nội dung chuyên đề về lĩnh vực dị ứng – miễn dịch đã được đưa ra báo cáo và thảo luận.

Trong đó, đáng chú ý là báo cáo “Cập nhật xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý Miễn Dịch – Dị ứng” của ThS.BS.BS Trịnh Thị Quế - Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Th.S Quế cho biết có 80 loại bệnh tự miễn cùng các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Do đó, để phát hiện, chẩn đoán sẽ cần tới kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp; HEp-2; Crithidia luciliae; Kỹ thuật ngưng kết (hồng cầu, hạt latex); Kỹ thuật miễn dịch đánh dấu phóng xạ (RIA): Thymidin H 3, Cacbon 14, I 125; Kỹ thuật miễn dịch; Đánh dấu enzyme: ELISA; Hóa phát quang: Tự động hoàn toàn.

Đặc biệt, các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tự miễn mới nhất đang được triển khai tại MEDLATEC với việc thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình ISO 15189; ISO 9001-2007 theo 3 quy trình Trước phân tích; Trong phân tích và Sau phân tích.


TS. Phạm Huy Thông giải đáp thắc mắc của các bác sĩ

TS. Phạm Huy Thông giải đáp thắc mắc của các bác sĩ

Một báo cáo khác thu hút sự quan tâm của các bác sĩ là Báo cáo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh Luput ban đỏ hệ thống của TS Phạm Huy Thông - Phó Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Báo cáo chỉ rõ đây là bệnh chưa rõ nguyên nhân, có bệnh nhân đi biển về hay mang thai xuất hiện luput cấp, gây suy thận, điều trị rất khó khăn.

Yếu tố phát sinh của bệnh Luput ban đỏ hệ thống gồm: di truyền, môi trư­ờng, hoc môn giới tính;Tăng phản ứng tế bào T và B, sự sản sinh các tự kháng thể đặc hiệu với các thành phần kháng nguyên và các bất th­ường chức năng của tế bào T có thể xảy ra.

Biểu hiện của bệnh Luput ban đỏ hệ thống là sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, ban đỏ hình cánh b­ướm, đau khớp, rụng tóc. ML tăng cao, protein niệu, trụ niệu và trong đó 50% không biểu hiện ngoài da.

Bệnh được chẩn đoán xác định khi: > 4 tiêu chuẩn trong đó có ít nhất một tiêu chuẩn lâm sàng và ít nhất một tiêu chuẩn miễn dịch. Hoặc: Tổn thương thận đã được khẳng định bằng sinh thiết cùng với ANA và ds-DNA (+). (Tiến sĩ Thông cho biết). Bác sĩ Thông khuyến nghị cần tìm cho đủ các yếu tố để kết luận trong lần khám đầu tiên bởi khi dùng thuốc, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh sẽ thay đổi, rất khó xác định. Như vậy, trong điều trị, chẩn đoán đầu tiên rất quan trọng, giúp bác sĩ không phải chẩn đoán lai sau này, chỉ cần tập trung điều trị các tổn thương do bệnh gây ra.

Khi chẩn đoán cần tìm điều trị, cần cân nhắc loại thuốc và liều dùng, loại thuốc bởi có thể giúp kéo dài sức khoẻ của thận (có thể kéo dài tới 20 năm so với 3 năm; có những loại thuốc rất tốt cho bệnh nhân đang mang thai), có những loại thuốc trước đây chống chỉ định cho phụ nữ có thai thì nay tuyệt đối an toàn nhưng cũng có loại thuốc gây tổn thương thận, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Chú ý, trong điều trị các đợt cấp cần xét tới yếu tố dự phòng. Trong 2 tháng đầu, nên theo dõi 2-4 tuần/lần và trong các tháng tiếp theo cứ 3 tháng bệnh nhân cần được khám 1 lần.

“Một số hiểu biết mới trong bệnh giảm tiểu cầu tự miễn” của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân - Nguyên phó khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai và hiện công tác tại bệnh viện MEDLATEC.

Về hội chứng Anti-Phospholipides, trong bài trình bày của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân chỉ rõ đây là bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng béo phì, phẫu thuật, tắc mạch (động mạch), sảy thai nhiều lần, hút thuốc lá, tình trạng đông máu. Trong đó, tần suất APS tăng lên từ 10-23% sau 15-18 năm và tăng theo lứa tuổi.

PGS Nguyễn Thị Vân cho biết: Để chẩn đoán hội chứng APS phải thỏa mãn biểu hiện cả về lâm sàng và xét nghiệm. Trong đó, lâm sàng: bao gồm tình trạng tắc mạch hoặc các biến cố liên quan đến thai nghén. Xét nghiệm: sự hiện diện kéo dài của các kháng thể kháng phospholipid (aPL) được phát hiện bằng phương pháp huyết thanh pha rắn (anticardiolipin hoặc anti–ß2-glycoprotein I [anti-ß2GPI] IgG hoặc IgM), phương pháp đông máu cho LA hoặc cả hai.

Còn báo cáo “Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn” của PGS.TS.BS Bạch Khánh Hòa cho thấy xuất huyết giảm tiểu cầu là hậu quả một bệnh lý gây giảm sản xuất tiểu cầu trong tủy xương hoặc tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi mà nguyên nhân do tự miễn hoặc mắc phải. Bệnh hay gặp đứng thứ 3 trong các bệnh máu.

Bệnh lý của tiểu cầu ngày càng được hiểu biết sâu nhờ SHPT, bệnh lý về gen:giảm thrombin Glanzmann do không có GP IIb-IIIa; hội chứng Bernard-Soulier không có GPIb-IX. Giảm tiểu cầu do kháng thể miễn dịch...

Để xác định bệnh, xét nghiệm MAIPA là phương pháp có độ nhạy cao, cho phép phát hiện bất cứ kháng thể nào đã bám trên bề mặt tiểu cầu. Khi xét nghiệm MAIPA dương tính chứng tỏ có kháng thể bám lên bề mặt tiểu cầu. Để xác định có phải giảm tiểu cầu tự miễn hay không cần phải làm xét nghiệm. MAIPA đặc hiệu với các kháng nguyên tiểu cầu(GP lIb, GPI\IX, GPla\lla).

Theo thống kê cho thấy kết quả dương tính với phương pháp MAIPA gặp ở những bệnh nhân bị các bệnh giảm TC tiên phát, bệnh lu-pút-ban-đỏ hệ thống, u lympho, nhiễm HIV, giảm tiểu cầu do dùng thuốc;Gặp ở trẻ sơ sinh giảm TC tự miễn, đồng loại và ban xuất huyết do truyền máu. Hai trường hợp này cần làm thêm xét nghiệm KT kháng TC để cho kết quả rõ hơn; Với bệnh nhân nghi ngờ giảm TC do miễn dịch mà có kết quả dương tính nên được khẳng định bằng kĩ thuật MAIPA xác định KT.

Như vậy, thông qua hội thảo, 150 bác sĩ đã được cung cấp nhiều thông tin mới về xét nghiệm, sử dụng thuốc để từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Hệ thống xét nghiệm BVĐK MEDLATEC đạt tiêu chuẩn Quốc tế - ISO

Ông Vũ Xuân Thủy - Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng (Bộ Khoa học công nghệ) trao chứng chỉ ISO 15189:2012 cho Phó Giám đốc Đàm Trọng Hiếu
Ông Vũ Xuân Thủy - Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng (Bộ Khoa học công nghệ) trao chứng chỉ ISO 15189:2012 cho Phó Giám đốc Đàm Trọng Hiếu

Ngày 14/04/2016, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính thức được Văn phòng công nhận chất lượng (Bộ Khoa học công nghệ) trao chứng chỉ tiêu chuẩn Quốc tế dành cho các phòng xét nghiệm y học (ISO 15189:2012).

Để đạt chứng chỉ ISO 15189:2012, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã mời các chuyên gia, đoàn đánh giá của Văn phòng Công nhận chất lượng và nhiều Giáo sư, Tiến sĩ đến từ các Bệnh viện tuyến Trung ương đến đánh giá toàn diện trên tất cả khía cạnh, gồm hệ thống quản lý chất lượng, kỹ thuật và phương pháp dựa trên các tiêu chí chuẩn quốc tế, đồng thời phải đảm bảo có hệ thống quản lý kiểm tra chất lượng thông qua các chương trình nội kiểm, ngoại kiểm.

Sau gần 10 tháng thực hiện kiểm tra đánh giá, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế (ISO 15189) cho lĩnh vực Hóa sinh, Huyết học. Trực tiếp trao Chứng chỉ cho đại diện lãnh đạo Bệnh viện, ông Vũ Xuân Thủy - Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng (Bộ Khoa học công nghệ) đã ghi nhận những nỗ lực của Bệnh viện, coi Chứng chỉ là bảo chứng cho chất lượng xét nghiệm chính xác và tin cậy.

Hiện cả nước có hơn 3.000 cơ sở xét nghiệm, tuy nhiên mới chỉ có 40 bệnh viện trên cả nước, chủ yếu là bệnh viện lớn tuyến Trung ương đã tiếp cận để xây dựng và đạt chứng chỉ ISO 15189. Riêng tại Hà Nội, mới chỉ có 16 phòng xét nghiệm được công nhận tiêu chuẩn ISO 15189.

Hồng Minh