Làm sao để khớp lâu mòn?
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế tại Đức, lý do khám bệnh của 20% số bệnh nhân ngoại trú là vì đau khớp nào đó. Đáng nói hơn nữa, phí tổn cho việc điều trị các di chứng của bệnh khớp như cứng khớp, biến dạng khớp... tiêu tốn một ngân sách khổng lồ...
Đau nhức khớp, vì sao?
Khớp vốn có cấu trúc vững chắc nhưng vẫn thường bị tổn thương khi:
- Mặt khớp bị viêm tấy khiến khớp là nơi tích lũy chất sinh đau;
- Thiếu dịch khớp trong bao khớp khiến đầu xương cọ xát khi vận động;
- Đầu xương lệch trục vì bị xói mòn do tác hại của chất oxy hóa;
- Bao khớp hóa xơ đến độ bó khớp quá chặt;
- Và quan trọng hơn hết là sụn khớp bị thoái hóa khiến khớp mất khả năng chuyển động linh hoạt.
Khó khăn trong điều trị bệnh khớp
Ở nhiều nước phát triển, việc ngăn ngừa cũng như điều trị bệnh khớp và các di chứng của nó vẫn vô cùng khó khăn, tiêu tốn một ngân sách khổng lồ. Tại sao vậy? Trong khi thầy thuốc hiện nay đang có trong tay nhiều loại thuốc giảm đau “đời mới” nhưng thoái hóa khớp vẫn len lén vào nhà, thậm chí quá sớm khi gia chủ hãy còn rất trẻ, bề ngoài coi còn rất khỏe?
Mới nghe tưởng chừng như nghịch lý nhưng thực tế nêu trên là chuyện không quá khó hiểu vì:
- Liệu pháp với thuốc giảm đau chỉ là bất đắc dĩ và chắc chắn không thể là giải pháp lâu dài vì giảm đau không đồng nghĩa với điều trị bệnh khớp.
- Thuốc hóa chất tổng hợp một mặt có công dụng ức chế phản ứng viêm nhưng mặt khác lại khó tránh phản ứng phụ lên đường tiêu hóa nên thường phải dùng kèm các loại thuốc bảo vệ dạ dày và tất nhiên những bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày tá tràng thì không bao giờ được dùng thuốc này.
- Khớp càng đau nhức, càng dùng thuốc giảm đau mà không hỗ trợ sức đề kháng và bảo vệ cấu trúc của khớp thì việc thoái hóa khớp rõ ràng chỉ ngày một nặng thêm.
Thầy thuốc nào cũng hiểu nếu không có biện pháp chủ động phục hồi cấu trúc của khớp, thay vì chỉ đau đau chữa đấy, thì thoái hóa khớp sớm muộn cũng xuất hiện song song với tuổi đời, với mức độ lao tâm lao lực, với tư thế sai lệch trong công việc thường ngày v.v... của nạn nhân.
Giải pháp cho bệnh nhân khớp
Như vậy, để phòng ngừa thoái hóa khớp, giúp khớp lâu mòn, cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống cân đối với đầy đủ các chất.
Nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp với sức khỏe.
Cần thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cho cơ và khớp bị mỏi.
Ăn nhiều rau quả, uống nhiều sữa, đảm bảo đủ chất đạm cũng như tinh bột để cơ thể không thiếu dinh dưỡng và chỉ nên ăn vừa đủ chất béo.
Tránh ăn quá mặn hay quá ngọt. Xây dựng chế độ ăn khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể, tránh thừa cân, béo phì gây áp lực lên xương khớp.
Đặc biệt, tránh dùng bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh khớp v.v...
Bên cạnh đó, có thể sung các sản phẩm chăm sóc sụn khớp một cách toàn diện, ngăn ngừa thoái hóa và các di chứng của bệnh khớp, chẳng hạn như UC-II (Collagen Type 2 không biến tính).
Có vay có trả, khớp không vô cớ bỗng xơ cứng, bỗng biến dạng làm chi cho khổ gia chủ. Nếu trong bệnh khớp có nhiều yếu tố núp bóng để phá hoại thì liệu pháp không thể đơn phương. Phải nhiều mặt giáp công, vừa thủ vừa công mới mong nên thuốc!
Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã phát minh một loại collagen với cấu trúc không bị biến tính, nghĩa là an toàn khi sử dụng dài lâu do cơ thể không gặp rắc rối khi dung nạp, mang tên UC-II. Điểm khéo của UC-II chính là công năng “nhiều trong 1” với tác dụng: Vừa kháng viêm, vừa giảm đau trên cơ chế sinh học, nghĩa là không gây phản ứng khó chịu trên đường tiêu hóa; Tăng cường hoạt tính của hệ thống tế bào phòng vệ nên kháng viêm mà vẫn không phong bế hệ miễn dịch khiến cho nhiều chứng bệnh khác không có cơ hội “thừa nước đục thả câu”; Bảo vệ cấu trúc của bao khớp, cải thiện chất lượng của dịch khớp và nhất là phục hồi sụn khớp để qua đó vừa nuôi dưỡng đầu xương (trước tác dụng xói mòn của tập thể độc chất sản sinh trong phản ứng viêm nhiễm), vừa ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp vì mòn sụn khớp. |