Kẽm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ như thế nào?

Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn động vật.

Báo động nguy cơ thiếu kẽm

 

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm.

 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

 

- 26,5% trẻ từ 11-17 tuổi thiếu thiếu kẽm

- 50%-90% trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thiếu kẽm.

- 51,9% trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tuổi thiếu kẽm

- 15,9% trẻ em từ 11-17 tuổi thiếu selen

- 75,6% trẻ em cấp 1 thiếu selen

- 62,3% trẻ em từ 12-72 tháng tuổi ở nông thôn thiếu selen

 

Trẻ thiếu kẽm sẽ còi cọc và chậm dậy thì

 

Chất kẽm giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, vị thành niên và phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng.

 

Nguy cơ viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp

 

Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến ta dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...

 

Thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần

 

Kẽm sẽ giúp con người ăn ngon miệng hơn. Thiếu nó, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, nó khiến bạn dễ nổi cáu. Nguyên nhân là kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi lại đứng đầu trong danh sách các chất giúp ổn định thần kinh.

 

Trẻ thiếu kẽm dễ mắc tự kỷ

 

Theo madeformums, tự kỷ và các hội chứng liên quan ngày càng được biết đến nhiều hơn. Chỉ riêng tại Anh, số trẻ mắc hội chứng này lên đến hơn 1% (cao gấp 10 lần so với 30 năm trước), tuy vậy, căn nguyên bệnh vẫn còn rất mơ hồ với các nhà khoa học.

 

Trong nghiên cứu mới đây nhất, nhóm nghiên cứu ở Tokyo đo hàm lượng kẽm trong tóc của gần 2.000 trẻ mắc tự kỷ và các chứng bệnh liên quan. Kết quả cho thấy có "mối liên hệ đáng kể" giữa hội chứng này với tình trạng thiếu kẽm, đặc biệt trong nhóm trẻ ít tuổi nhất.

 

Hàm lượng kẽm đo được là thấp nhất trong nhóm trẻ ít tuổi nhất, với gần một nửa số bé trai và hơn nửa số bé gái chưa đầy 3 tuổi được đánh giá thiếu kẽm.

 

Một số trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn bé trai 2 tuổi chỉ có lượng kẽm chưa đầy 1/12 mức yêu cầu.

 

Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện mở ra hy vọng cho việc điều trị và ngăn ngừa hội chứng này.

 

Họ cho rằng dường như trẻ sơ sinh cần nhiều kẽm hơn để tăng trưởng và phát triển so với các trẻ lớn tuổi hơn, và việc thiếu kẽm ở giai đoạn đầu đời có thể liên quan đến chứng tự kỷ.

 

Làm thế nào để cung cấp đủ chất kẽm?

 

Trước hết, cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, nhất là hải sản. Do đó, ngăn ngừa thiếu kẽm bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm sẽ có lợi ích đáng kể đối với sức khỏe trẻ em Việt.

 

Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với  sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

 

Nếu chế độ ăn không bảo đảm, có thể tăng cường kẽm bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm, tiện dụng nhất là các loại cốm bổ dưỡng. Tại Việt Nam đã có các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có nguồn gốc tự nhiên với hàm lượng cao (3mg/1 gói) như cốm UpKid của Biolife, dành cho trẻ em - một trong những đối tượng cần nhiều kẽm nhất. Nhiều loại cốm khác và sữa khác cũng có bổ sung kẽm với hàm lượng thấp hơn và là kẽm hữu cơ tổng hợp.

 

Tuy nhiên, không phải bạn ăn vào 1mg kẽm thì cả 1mg đó sẽ được hấp thụ. Sự giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, thức ăn nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên, bạn đừng vội hạn chế thực phẩm giàu phytate vì chúng rất cần cho sức khỏe. Hãy ăn đủ chất đạm từ động vật vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm trên của thức ăn giàu phytate. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm, hãy bổ sung vitamin C.

 

Những nguyên nhân chính khiến bé chậm tăng cân


Upkid, một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, làm giàu kẽm và selen qua công nghệ Bioenrich từ hạt đậu xanh nảy mầm giúp trẻ bổ sung kẽm và selen hữu cơ. Bổ sung kẽm và selen là một cách tốt nhất cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên vốn có của trẻ nhỏ và cải thiện rất tốt tình trạng ăn nhiều nhưng không thấy tăng cân.

 

Cốm bổ dưỡng UpKid được phân phối qua các nhàthuốc trên toàn quốc hoặc gọi điện đặt hàng trực tiếptheo số 04.33544828 / 04.33544838. Tham khảo tạiwebsite: http://www.biolife.vn/

 
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia

Upkid