Hở van tim 3 lá 1/4 không quá nguy hiểm nhưng chớ chủ quan
(Dân trí) - Hở van tim 3 lá 1/4 là mức độ hở nhẹ, chưa có triệu chứng không nguy hiểm, nhưng khi có khó thở, đau ngực, tăng áp phổi hay mắc kèm bệnh tim mạch cần chữa trị.
Mặc dù hở van tim 3 lá 1/4 là hở nhẹ, nhưng nhiều người bệnh vẫn lo lắng vì nghĩ rằng cứ hở van tim là nguy hiểm và băn khoăn tự hỏi liệu rằng có chữa được không, điều trị thế nào để giảm nhẹ bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tháo gỡ vấn đề này.
Hở van tim 3 lá là gì? Hở 1/4 có đáng lo?
Van 3 lá nằm giữa buồng tâm nhĩ phải và tâm thất phải giúp máu lưu thông một chiều từ nhĩ xuống thất thất. Hở van tim 3 lá là khi van đóng không khít làm cho một lượng máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ, khi tim co bóp tống máu từ nhĩ xuống thất.
Hở van tim 3 lá 1/4 không đáng lo ngại là khi van hở do bẩm sinh hay hở cơ năng do tuổi cao khiến van bị thoái hóa, hoặc mang thai làm tăng áp lực lên van tim gây hở van. Nếu không xuất hiện triệu chứng được coi là hở van sinh lý, không cần điều trị. Trường hợp có các biểu hiện khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do các bệnh khác làm hở van tiến triển nặng hơn, điều trị sẽ là cần thiết.
Khi nào hở van 3 lá 1/4 cần cẩn trọng?
Nếu nguyên nhân gây hở van là hậu quả của các bệnh khác gây nên như do thấp tim, tăng áp động mạch phổi hay do bệnh khác làm thay đổi cấu trúc tim (cơ tim bị dày lên hoặc buồng tim giãn rộng) làm rối loạn dòng chảy trong tim thì hở van có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Lúc này người bệnh cần được điều trị sớm.
Người bệnh hở van tim cần cảnh giác với các dấu hiệu sau:
● Khó thở khi gắng sức hoặc lúc ngủ
● Ho khan, ho dai dẳng nhất là khi nằm hoặc cúi đầu thấp
● Vùng ngực khó chịu, đặc biệt khi hoạt động hoặc trời lạnh
● Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực
● Chóng mặt hoặc ngất xỉu
● Tăng cân đột ngột
● Mệt mỏi
Cách chữa hở van tim 3 lá 1/4
Tùy thuộc vào vào tình trạng bệnh cụ thể, các bác sỹ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp. Có thể điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc hay phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Thuốc được sử dụng điều trị hở van tim 3 lá 1/4 thường là để chữa nguyên nhân gây hở van. Một số thuốc có thể được dùng như: thuốc chống đông (nếu có rung nhĩ), thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch (nếu hở van kèm suy tim)... Khi hở van tiến triển nặng hơn như hở 2/4 hoặc hở 3/4 có thể cần dùng các thuốc để làm giảm triệu chứng.
Phẫu thuật thay van
Hở van 3 lá ít khi thay van, trừ trường hợp hở van nguyên phát nặng không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc trước đó đã can thiệp sửa giãn vòng van nhưng bệnh không cải thiện.
Thay đổi chế độ ăn và lối sống
Chế độ ăn khoa học và thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không chỉ giúp làm giảm gánh nặng cho tim mà còn làm chậm tiến triển hở van. Người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
● Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho tim mạch như: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất đạm từ thực vật. Mỗi tuần nên ăn ít nhất từ 3 - 4 lần cá, hạn chế các loại thịt màu đỏ, không nên ăn nội tạng động vật.
● Hạn chế dùng mỡ động vật, không nên ăn đồ ăn nhanh. Chế biến thức ăn nên luộc/hấp thay vì chiên, xào.
● Ăn giảm mặn, giảm đường, hạn chế dùng ngũ cốc tinh chế.
● Tập thể dục thường xuyên nhưng cần vừa sức
● Chăm sóc tốt răng miệng hoặc điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp để ngăn ngừa nhiễm khuẩn nội tâm mạc.
Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Một số các sản phẩm hỗ trợ tốt cho tim mạch đã có nghiên cứu, đánh giá cũng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng vì cũng góp phần giúp nâng cao hiệu quả phòng và hỗ trợ làm giảm khó thở, mệt mỏi ho, phù, đau ngực ở người bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tim mạch đã được nghiên cứu lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế (2014) với lợi ích là hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt, ho, phù, giảm cholesterol TP, LDL-C máu và có độ an toàn cao.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).