Giải cứu những đôi bàn tay dị tật nhờ y học hiện đại
(Dân trí) - Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, rất nhiều bàn tay “khác biệt” đã được “sữa chữa”, khôi phục chức năng vận động và thẩm mỹ, giúp người bệnh tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Với những người chẳng may gặp phải các dị tật ở bàn tay như dính hay thừa ngón… thì một bàn tay lành lặn, thao tác linh hoạt như người bình thường có lẽ là ước nguyện lớn nhất. Phẫu thuật chính là cách điều trị tối ưu biến những mong muốn này trở thành hiện thực.
Nỗi buồn từ sự “khác biệt”
Nếu được lựa chọn, ai cũng muốn được sinh ra và lớn lên lành lặn, khỏe mạnh. Tuy nhiên với nhiều người ước nguyện này lại quá xa xôi. Có không ít trẻ em ngay từ khi sinh ra đã mang trên mình những dị tật, trong đó thường gặp nhất là dị tật ở bàn tay như thừa ngón, dính ngón… Sự “khác biệt” ở bàn tay không chỉ gây khó khăn, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn kéo theo nhiều nỗi buồn.
Đó là trái tim nặng trĩu của bậc làm cha làm mẹ vì sinh con ra bị khiếm khuyết, “bàn tay phải của con càng lớn càng khác so với người bình thường. Tất cả các ngón tay đều bị thiếu mất đốt 1. Đến tuổi đi học con việc tập viết của con vì thế mà khó khăn bội phần. Viết chậm nên con thường xuyên không theo kịp bạn bè, hay cảm thấy xấu hổ.” Chị H. Loan – mẹ bé Bông * ngậm ngùi chia sẻ.
Đó là mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập, bị mọi người xa lánh như câu chuyện của K. Linh* (22 tuổi) - một cô bạn có đôi mắt rất đẹp, thường ngại ngùng che kín đôi bàn tay mỗi khi gặp ai. “Hồi còn nhỏ em hay bị trêu là đồ 6 ngón. Đi học thì không có bạn bè, càng lớn em càng thu mình lại, chẳng dám làm quen với ai.”
Tái tạo lại những đôi bàn tay nhờ vi phẫu thuật
“Vi phẫu là biện pháp duy nhất xử trí dị tật giúp khôi phục lại chức năng vận động cũng như tính thẩm mỹ cho bàn tay”, Tiến sĩ Vũ Hữu Dũng (chuyên gia phẫu thuật chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho hay.
Với trường hợp của bé Bông, sau một ca phẫu thuật, bàn tay đã được “chỉnh sửa” về trạng thái bình thường. “Toàn bộ đốt 1 của bàn tay trái không tách ra mà nằm hẳn trong lòng gan bàn tay. Vì thế khi quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể nhận thấy tay bé Bông bị thiếu đốt số 1. Để xử lý dị tật này, đội ngũ các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành vi phẫu để tách, giải phóng các đốt 1, làm rộng khe ngón. Sau đó áp dụng phương pháp chuyển vạt tại chỗ, ghép da dày để khôi phục lại nguyên vẹn các ngón tay.”
Đặc biệt ở đây phải kể đến kỹ thuật vi phẫu. Đây là loại phẫu thuật sử dụng kính hiển vi với độ phóng đại thông thường từ 10 - 20 lần để khâu nối những mạch máu, thần kinh có kích thước chỉ khoảng 1mm, đường kính bằng những sợi chỉ từ 15 - 42 micron (khoảng 1/10 đường kính của sợi tóc). “Chúng tôi phải dành gần 3 tiếng tỉ mẩn bóc tách từng đường mạch máu, thần kinh để đảm bảo không chỉ về thẩm mỹ mà còn chức năng vận động của bàn tay cho bé.”
Bác sĩ Dũng chia sẻ thêm dị tật ở bàn tay nên tiến hành phẫu thuật sớm để giữ được đầy đủ khả năng tăng trưởng, phát triển và sử dụng bàn tay của trẻ, hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên với những ai chưa đủ điều kiện để phẫu thuật ngay từ khi còn nhỏ mà phải chờ đến khi trưởng thành thì nên thăm khám và tư vấn cẩn thận.
“Như bệnh nhân K.Linh đến 22 tuổi mới tiến hành cắt bỏ ngón cái thừa. Vì xương, mạch máu, dây thần kinh ở bàn tay đã hoàn thiện nên chúng tôi phải thăm khám tỉ mỉ đánh giá độ lệch trục và độ vững, chức năng của từng khớp. Đồng thời xem xét kết quả chụp X quang để đánh giá mức độ thừa xương và phân loại, giúp đưa ra hướng xử trí phù hợp.”
Lời khuyên của bác sĩ
Phẫu thuật điều trị dị tật khá đa dạng, có thể chỉ cần cắt bỏ, bóc tách đơn thuần hoặc phẫu thuật tạo hình nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ cho bàn tay.
Vì thế để có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân bị dị tật ở bàn tay cần thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt với các trường hợp trẻ bị dị tật bàn tay bẩm sinh cần có kế hoạch chăm sóc tốt, cho trẻ ăn uống cân bằng và đủ chất. Cha mẹ nên quan tâm và dành nhiều tình yêu thương để trẻ không mặc cảm, dễ hòa nhập và trưởng thành.
Bé Bông – nhân vật trong phần đầu của bài viết đã có được bàn tay bình thường như bao bạn bè trang lứa. “Cháu viết chữ nhanh và đẹp hơn trước kia, còn được cô giáo tuyên dương trước lớp, không còn ngại ngùng với bạn bè nữa.”
Còn K.Linh với sự hỗ trợ từ bác sĩ Dũng đã “hô biến” được bàn tay như mong đợi. Linh cho hay cô đang làm thủ tục để chuẩn bị ra nước ngoài làm việc, “ca mổ như mở ra một cuộc đời mới cho em. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ các bác sĩ thì chắc còn lâu em mới có được như ngày hôm nay.”
*Tên của nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.
Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ giỏi trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, xử lý hiệu quả và thẩm mỹ các trường hợp bàn tay dị tật, mang lại niềm hạnh phúc cho rất nhiều người bệnh. Gọi 1900 5588 96 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, đặt lịch phẫu thuật nhanh chóng! |