“Đau tưởng chết” mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt
“Mỗi tháng một lần, cứ đến ngày đèn đỏ là bụng tôi lại đau quằn quại, có khi phải nghỉ làm. Lần nặng nhất còn bị nôn mửa và suýt ngất.”
“Từ khi mới dậy thì, em đã bị đau thắt cả bụng dưới và thắt lưng mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt. Em thường xuyên cáu gắt và phải uống thuốc giảm đau trong mấy ngày ấy”.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều tâm sự về một hội chứng thường gặp ở phụ nữ: Đau bụng kinh. Thoạt nhiên, đây có thể là một dấu hiệu bình thường mà ai cũng có thế gặp, tuy nhiên, đau bụng kinh ở nhiều cấp độ có thể gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và sức khỏe lâu dài của phái yếu.
1. Nguyên nhân và triệu chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh là triệu chứng xảy ra trước hoặc trong suốt thời kỳ kinh nguyệt. Có 2 loại đau bụng kinh: đau sơ cấp và đau thứ cấp.
Đau bụng kinh sơ cấp là triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ, bắt đầu 1 hoặc 2 năm sau khi dậy thì. Chị em thường bị đau ở vùng bụng dưới hoặc lưng, kéo dài từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tới 1 hoặc 3 ngày sau đó. Triệu chứng này sẽ giảm khi phụ nữ lớn tuổi hơn, và có thể chấm dứt hoàn toàn sau khi sinh con.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do sự co bóp của tử cung. Khi co bóp quá mạnh, cơ quan này đè lên các mạch máu gần đó, cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho các tế bào cơ của tử cung. Việc một phần cơ tử cung bị thiếu ô xy sẽ dẫn tới đau bụng.
Các triệu chứng thường gặp khi đau bụng kinh:
- Đau phần bụng dưới, thỉnh thoảng lại nhói theo cơn
- Cảm giác đầy bụng, nặng bụng
- Đau hông, thắt lưng, bắp đùi và các cơ
- Thỉnh thoảng bị đau vùng dạ dày, dẫn tới nôn mửa
- Có thể bị táo bón
2. Những cách giảm đau bụng kinh
Để giảm tối đa những cơn đau bụng kinh, chị em nên lưu ý những mẹo sau trong mỗi kỳ kinh nguyệt:
- Ăn uống: Tránh ăn thức ăn sống, nhiều gia vị hoặc đồ lạnh. Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Nên ăn đồ chua như dưa muối, dâu tây… Chất chua sẽ giúp giảm cơn đau của bạn.
- Giữ ấm cơ thể, thả lỏng các cơ, thường xuyên luyện tập thể thao.
- Giữ thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học, tránh thức khuya.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo.
3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Những nghiên cứu khoa học hiện đại và những bài thuốc dân tộc cổ truyền đã chứng minh: thảo dược thiên nhiên có thể giúp giảm và chấm dứt đau bụng kinh và hạn chế tối đa tác dụng phụ. Những vị thuốc như xuyên khung, đương quy, ô dược, ngải cứu, trần bì, ích mẫu… không chỉ giúp giảm đau, chúng còn điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết lưu thông mạch máu.
Tuy nhiên, giữa cuộc sống hiện đại bận rộn, không phải ai cũng có thời gian tìm kiếm thảo dược và sắc thuốc. Chị em có thể sử dụng các loại Đông dược có uy tín trên thị trường như Thực phẩm chức năng Khang Nữ Đan. Được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên, thực phẩm chức năng Khang Nữ Đan rất lành tính và có thể giảm đau bụng kinh nguyệt sau 3 tháng, thậm chí có thể giảm đau bụng kinh chỉ sau 3-4 lần sử dụng.
Chi tiết vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí 1800 6876 hoặc:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ HÀ MINH
Địa chỉ: A8, Lô 19, KĐT Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: (04).36403241 Fax: (04).36403239
Website: http://khangnudan.vn
Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh