Bị sỏi mật trong gan, tránh chủ quan nếu không muốn phải mổ gan lấy sỏi
(Dân trí) - Sỏi gan là sỏi đường mật trong gan, rất dễ gây biến chứng, vì thế sự lo lắng “sỏi gan có nguy hiểm không”, có chữa được không là mối quan tâm của người bệnh.
Sỏi gan là gì?
Sỏi gan là những viên sỏi mật nằm ở đường dẫn mật nhỏ trong nhu mô gan hoặc trong ống gan. Sỏi gan rất dễ gây biến chứng nguy hiểm ngay khi bệnh chớm xuất hiện. Vì thế, việc phòng và chữa trị đóng vai trò quan trọng để bảo tồn chức năng gan.
Sỏi đường mật trong gan thường là sỏi bilirubin (sỏi sắc tố), nguyên nhân sinh sỏi phần lớn do nhiễm trùng dịch mật (các vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin trong dịch mật, khiến chúng kết tụ tạo thành sỏi) hoặc ứ mật trong gan (ở người teo đường mật bẩm sinh, u đường mật trong gan)...
Ngoài ra, có những người dễ mắc bệnh sỏi gan là: Người mắc bệnh thiếu máu huyết tán, bệnh hồng cầu hình liềm; người nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật
Khác với sỏi túi mật nhiều trường hợp không có triệu chứng thì ngay cả khi kích thước còn nhỏ, sỏi gan đã gây đau, khó tiêu, viêm, sốt (dấu hiệu nhiễm khuẩn), buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ… Cơn đau thường ở vùng hạ sườn phải, khởi phát đột ngột và có xu hướng nặng hơn sau bữa ăn giàu chất béo. Khi có tắc mật, người bệnh còn có các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, ngứa da, phân bạc màu. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, chúng ta cần đặc biệt chú ý để điều trị kịp thời.
Sỏi gan có nguy hiểm không?
Sỏi trong gan gây nên biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều so với sỏi mật ở các vị trí khác vì đường mật trong gan rất bé. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
- Tổn thương gan: Khi có sỏi ở đường dẫn mật trong gan sẽ gây ứ trệ dịch mật, các độc tố không được thải ra ngoài sẽ quay lại đầu độc chính lá gan, khiến men gan cao, làm tăng nguy cơ dẫn tới viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
- Viêm mủ đường mật: là biến chứng thường gặp nhất của sỏi gan, thường tái phát nhiều lần, gây xơ hóa và chít hẹp đường mật, áp xe gan, xơ gan mật thứ phát, có thể tử vong do nhiễm trùng huyết và suy gan.
- Nhiễm trùng huyết: Là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi gan, gây sốt cao, rét run, choáng váng, tắc mật nặng và rối loạn huyết động, không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Ung thư đường mật: Có khoảng 2.4 -10% người bệnh sỏi gan bị ung thư đường mật.
Bệnh sỏi gan và cách điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí sỏi và triệu chứng mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp: dùng thuốc hỗ trợ nếu có viêm nhiễm, tán sỏi nội soi, phẫu thuật lấy sỏi hoặc cắt một phần gan nếu sỏi quá nhiều trong đường dẫn mật của gan.
Sỏi gan rất hay tái phát, dễ gây xơ hóa và chít hẹp đường dẫn mật trong gan. Nhiều trường hợp không thể can thiệp nếu bị dị dạng đường mật bẩm sinh hoặc có u đường mật. Đây cũng là khó khăn rất lớn mà người bệnh phải đối mặt trong điều trị sỏi gan. Bởi vậy, nếu phát hiện có sỏi gan, cần chủ động phòng ngừa, điều trị sớm để tránh cho sỏi phát triển và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những thảo dược tốt cho bệnh sỏi gan
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách kết hợp các thảo dược trong điều trị sỏi đường mật trong gan như Sài hồ, Hoàng bá (kháng viêm, kháng khuẩn); Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử, Uất kim (lợi mật, tăng cường chức năng gan); Chỉ xác (kích thích tiêu hóa); Kim tiền thảo (bài sỏi)... 8 dược thảo này giúp giảm các triệu chứng như đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi gây ra, đồng thời giúp hỗ trợ tống xuất và bào mòn sỏi dễ dàng hơn.
Chế độ ăn uống tốt cho người bị sỏi gan
Lời giải cho câu hỏi “Sỏi gan có nguy hiểm không?” phụ thuộc một phần vào chế độ ăn. Mặc dù không trực tiếp giúp bào mòn sỏi nhưng nếu áp dụng các lưu ý ăn uống dưới đây, nguy cơ sỏi gan biến chứng sẽ được hạn chế.
- Giảm thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, chiên rán…
- Tăng cường trái cây, rau củ để giảm đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy.
- Ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn do giun sán.
- Thể dục mỗi ngày (yoga, đi bộ, đạp xe) giúp tăng vận động đường mật, tránh ứ mật trong gan.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM ĐỞM KHANG - Dùng cho người bị sỏi mật
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).