Bài thuốc Đại Tràng Hoàn Bà Giằng: Xuất xứ và biện chứng theo Y học Cổ truyền

Theo các tài liệu y học, bài thuốc xuất xứ từ bài thuốc Y học cổ truyền cổ phương nổi tiếng mang tên là “Kiện tỳ hoàn” chuyên chữa bệnh về tiêu hóa và bệnh đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng

Với các tên gọi khác nhau: Rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng tiết nhầy, bệnh đại tràng là bệnh rối loạn chức năng phổ biến trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Do biểu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú, bệnh viêm đại tràngcòn có tên Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome). Theo thống kê, nước ngoài có khoảng 18% và Việt nam từ 13 - 18,3% người mắc bệnh. 

Các triệu chứng của bệnh: đau bụng, chướng bụng, rối loạn đại tiện, các biểu hiện ngoài đường tiêu hóa: mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, tiểu đêm…Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng thường xuyên tái phát, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.  

Y học hiện đại chưa biết rõ về sinh lý bệnh, người ta đưa ra giả thuyết: rối loạn vận động ruột, yếu tố tâm lý, nhiễm khuẩn và viêm...Trên lâm sàng dùng thuốc chữa các triệu chứng: giảm đau chống co thắt, chống táo bón, chống tiêu chảy, chống chướng bụng đầy hơi…nhưng tác dụng còn hạn chế, chưa có thuốc nào tỏ ra là có tác dụng điều trị đặc hiệu, khỏi bệnh.
 
Bệnh đại tràng theo quan điểm Y học cổ truyền

Hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng lâm sàng nổi bật về đường tiêu hóa nằm trong chứng “Phúc thống”, “Tiết tả” của Y học Cổ truyền.  

Nguyên nhân của bệnh:

- Yếu tố tình chí: Giận dữ thương can, ảnh hưởng chức năng sơ tiết gây khí trệ không thông, hoành nghịch phạm tỳ, hoặc dồn xuống đại tràng, khí cơ không thông, bụng chướng, đau bụng đi ngoài xong thì đỡ.

- Ngoại cảm hàn thấp xâm nhập vào tạng tỳ phủ vị, thấp lâu hóa nhiệt, làm ảnh hưởng chức năng thăng giáng, thanh trọc không phân của tỳ vị, gây ra ứ trệ ở trung tiêu mà bụng chướng, đau.    

- Ăn uống không điều độ, lao động mệt mỏi, uống quá nhiều thuốc đắng hàn, tổn thương tỳ vị, lâu ngày mà tỳ hư, tỳ hư sinh thấp, thấp trệ lâu hóa nhiệt.

- Yếu tố di truyền: Khi mang thai người mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ, khi sinh ra cơ thể vốn gầy yếu, lại không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến thận, tỳ hư.

Y học cổ truyền chia bệnh thành các thể: Thể hàn thấp, thể thấp nhiệt, thể can khắc tỳ, thể tỳ vị hư, thể tỳ thận dương hư. 

Bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng: Xuất xứ và biện chứng
 
Xuất xứ bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng:

Đại tràng hoàn Bà Giằng là bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà lang Giằng (Thanh Hóa) chuyên trị các chứng bệnh về tiêu hóa và đại tràng. Theo các tài liệu y học, bài thuốc xuất xứ từ bài thuốc Y học cổ truyền cổ phương nổi tiếng mang tên là “Kiện tỳ hoàn” chuyên chữa bệnh về tiêu hóa và bệnh đại tràng.  

Công thức bài thuốc:

Đẳng sâm: 6,8mg, Bạch linh: 13,4mg, Bạch truật: 20mg, Cam thảo: 4mg, Trần bì: 13,4mg, Mộc hương: 6,8mg, Sa nhân: 6,8mg, Hoài sơn: 6,8mg, Nhục đậu khấu: 3,4mg, Hoàng liên: 3,4mg, Thần khúc: 6,8mg, Sơn tra: 6,8mg, Mạch nha: 6,8mg,  

Thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng (Thanh Hóa)
 
Cơ chế chữa bệnh tiêu hóa và viêm đại tràng của bài thuốc:

Bệnh tiêu hóa và đại tràng là do công năng tạng phủ bị rối loạn hoặc bị hư tổn, chủ yếu là tạng can, tỳ, thận. Tỳ hư sinh thấp, thấp lâu hóa nhiệt, thấp lâu hại tỳ, càng làm tỳ hư.

Tỳ hư nguồn sinh hóa khí huyết cho cơ thể không đầy đủ để nuôi dưỡng ngũ tạng lục phủ trong đó có thận. Thận hư không ôn dưỡng chức năng vận hóa của tỳ, khí huyết hư, chính khí - sức đề kháng, miễn dịch kém.  

Như vậy gốc của bệnh là do tỳ vị hư, điều trị phải dùng phép bổ, các vị:

- Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo: Kiện tỳ ích vị.

- Hoài sơn: Bổ trung khí tăng cường công dụng bổ tỳ.

- Mộc hương, Sa nhân, trần bì: Lý khí, hòa vị, tỉnh tỳ, giúp vận hóa cho tỳ vị, thì chứng đầy, đau, đại tiện phân lỏng tự hết.

- Vi hư sinh chứng ăn không tiêu: Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra: Tiêu đạo thực trệ.

- Nhục đậu khấu: Ôn trung sáp tràng.

- Hoàng liên (thành phần chính là Becberin): Táo thấp thanh nhiệt (chống viêm phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương).

Diệu kỳ của bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng là “Công bổ kiêm thi”, lấy bổ tỳ vị là chính, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại sự tái phát bệnh. 

Bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng: Liệu pháp hữu hiệu chữa bệnh tiêu hóa và đại tràng

Xuất xứ từ bài “Kiện tỳ hoàn” có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh tiêu hóa và đại tràng, kết hợp với gần 100 năm kinh nghiệm chữa trị khỏi bệnh cho hàng nghìn bệnh nhân, bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng của “Cơ sở Sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng” (Thanh Hóa) thật sự là liệu pháp hữu hiệu chữa bệnh tiêu hóa và đại tràng. Thuốc không chỉ có tác dụng làm giảm, làm hết các triệu chứng mà trong nhiều trường hợp chữa khỏi bệnh tận gốc: Bệnh khỏi hoàn toàn, hoặc thuyên giảm rõ rệt.

Thuốc cũng có tác dụng rất tốt với trẻ em tỳ vị hư nhược, ăn ít, thiếu cân suy dinh dưỡng (chứng cam tỳ). 

Bí quyết gia truyền của bài thuốc sự bào chế công phu và kết hợp tài tình của các vị thuốc nam đem lại hiệu quả điều trị cao, an toàn cho người sử dụng. Người kế thừa bài thuốc hiện nay là Lương y Phạm Thị Giang (con gái Bà lang Giằng). Tên tuổi và uy tín chữa bệnh của bà  đã được cả nước biết đến với hai bài thuốc gia truyền nổi tiếng là Phong tê thấp Bà Giằng và Đại tràng hoàn Bà Giằng. 
 

Bài thuốc Đại Tràng Hoàn Bà Giằng: Xuất xứ và biện chứng theo Y học Cổ truyền

Bài thuốc Đại Tràng Hoàn Bà Giằng: Xuất xứ và biện chứng theo Y học Cổ truyền

Hiện nay, bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng đã được phát triển, tổng hợp các vị thuốc thành sản phẩm thuốc đồng nhất, nâng cao hiệu quả chữa bệnh đồng thời thuận tiện cho người bệnh sử dụng. Thuốc được sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn nhà nước về dược phẩm mà vẫn giữ được tính bí truyền và hiệu quả của sản phẩm. Bài thuốc đã được Bộ y tế cấp Giấy phép lưu hành toàn quốc.  

Đại tá – Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân
 
Nguyên trưởng khoa A19 
 
Bệnh viện YHCT Quân đội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm