Ăn uống đúng cách để sống khỏe với Đái tháo đường
Sáng ngày 6/11/2011, tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 5 (TPHCM), gần 1000 người đã tham dự hội thảo“Dinh dưỡng hợp lý cho người Đái tháo đường nhằm kiểm soát đường huyết 24h” do Hội Dinh dưỡng VN phối hợp với nhãn hàng Glucerna SR (Abbott Hoa Kỳ) tổ chức.
Tham dự chương trình, nhiều người đái tháo đường (ĐTĐ) hiểu rằng chế độ dinh dưỡng cũng quan trọng như thuốc điều trị trong quản lý ĐTĐ, bởi như TS. BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng VN chia sẻ tại chương trình“Đối với người bệnh ĐTĐ, chế độ ăn trực tiếp tác động đến sức khỏe hàng ngày vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh là cực kỳ quan trọng”.
Người đến tham dự hội thảo được kiểm tra sức khỏe miễn phí
Gánh nặng của gia đình và xã hội
Theo số liệu của Bệnh viện Nội tiết trung ương, tính đến năm 2010, thế giới có đến 285 triệu người mắc ĐTĐ, 344 triệu người bị rối loạn dung nạp glucose (tiền ĐTĐ typ 2) trong lứa tuổi 20 -79 tuổi, trong đó 80% người bị ĐTĐ sống tại các nước đang phát triển và tuổi người bị ĐTĐ đang dần trẻ hóa. Ước tính số người bị ĐTĐ tăng lên 438 triệu người vào năm 2030, tăng 54% so với năm 2010. Riêng Việt Nam, có đến 4,5 triệu người mắc ĐTĐ, và đáng lo ngại là có đến 65% trong số đó không biết mình đang bị bệnh, dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp phát hiện và điều trị muộn, phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm. Đáng ngại nhất là hiện tượng bệnh nhân bị mất cơ chế kiểm soát đường huyết, mức đường huyết dao động mạnh, tăng cao và cuối cùng sinh ra các biến chứng nặng như suy thận, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù lòa, bất lực ở nam giới, nhiễm trùng...
Ông Nguyễn Minh Tiến (P. Tân Kiểng, quận 7) đến với chương trình trong trạng thái hết sức mệt nhọc. Ông cho biết, bị tiểu đường typ 2, cơ thể yếu hẳn, và mắt bắt đầu mờ. Trước đây, ông chỉ nghĩ đến chuyện chích thuốc, còn việc ăn uống chỉ đơn giản là kiêng những loại thực phẩm nhiều đường, nhưng cụ thể loại nào nhiều đường, ít đường thì ông cũng mơ hồ. Nhiều bệnh nhân khác còn có tâm lý bi quan, sống khép kín và có chế độ ăn kiêng quá mức, ăn cái gì cũng sợ nên tạo ra tâm lý nhịn ăn, khiến bệnh tình càng trầm trọng.
Dinh dưỡng hợp lý là “viên thuốc” quan trọng nhất
Tại chương trình, nhãn hàng Glucerna SR (Abbott Hoa Kỳ) đã cam kết tài trợ cho Hội Dinh dưỡng VN thực hiện chương trình “Giáo dục cộng đồng trong phòng ngừa và quản lý ĐTĐ”. Theo đó, trong thời gian từ tháng 11/2011 đến 11/2012, chương trình sẽ khám và tư vấn cho 100.000 người bệnh ĐTĐ để giúp người bệnh hiểu rõ bệnh, từ đó biết cách kiểm soát bệnh, tránh biến chứng. TS.BS Từ Ngữ cho biết: “Tôi rất mừng khi chương trình này được ký kết thực hiện, bởi nó sẽ giải quyết được phần nào vấn đề “đói” thông tin của đông đảo bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng đối với những bệnh nhân này. Rất nhiều người còn nghĩ đơn giản rằng, với ĐTĐ, chỉ cần nghĩ đến insulin, trong khi việc thiết lập một chế độ ăn phù hợp với bệnh trạng lại ít được bệnh nhân hiểu đúng và tạo được chế độ ăn uống hợp lý”.
Tham gia hội thảo, BS Trần Thị Bích Thủy-Trưởng khoa Nội tiết BV Triều An cho rằng: “ ĐTĐ không phải là căn bệnh nguy hiểm chết người mà thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Khi người bệnh được kiểm tra và chữa trị thường xuyên bằng cách giảm thiểu nồng độ đường trong máu, kiểm soát các biến chứng tim mạch, mỡ máu, võng mạc…thì bệnh nhân vẫn còn có thể làm chủ được căn bệnh. Để làm tốt được điều đó, bệnh nhân phải hiểu được bệnh, nắm được chế độ dinh dưỡng dành riêng cho mình”.
Nhân Ngày thế giới phòng chống ĐTĐ (14/11), TS.BS Từ Ngữ nhấn mạnh thêm: “Ngoài điều trị bằng thuốc, dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Phần lớn thức ăn vào cơ thể được chuyển hóa thành đường glucose. Vì vậy, sau khi ăn, đường huyết thường tăng lên. Kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cũng đồng nghĩa kiểm soát được lượng đường trong máu. Bệnh nhân nên lựa chọn các loại thực phẩm cân đối về chất xơ và chất bột đường nhằm giúp đường huyết ổn định sau khi ăn. Với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn, nhờ vậy, tạo ra sự ổn định về đường huyết hơn. Thực tế, trong điều trị ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng là “viên thuốc” cực kì quan trọng, rất cần bệnh nhân lưu tâm đến”.
Ông Nguyễn Văn Phú (112 Đặng Chất, P. 3, Q.8) đóng góp ý kiến thú vị cho hội thảo: “Tôi bị ĐTĐ typ 2, tôi cho rằng, không chỉ tạo ra bữa ăn phù hợp dinh dưỡng, mà còn phải tạo ra bữa ăn hào hứng, ngon miệng. Người bệnh cũng được phép ăn ngon, nếu biết cách. Ngoài ra, tinh thần phải luôn lạc quan, yêu đời, mới đẩy lùi được bệnh”. Nhiều bệnh nhân ĐTĐ cho biết rằng, Glucerna SR- loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân ĐTĐ- là lựa chọn hàng ngày trong chế độ dinh dưỡng của mình. Glucerna SR cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dùng thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho bữa ăn đem đến cuộc sống hoàn toàn thoải mái và yên tâm, giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng nhờ hệ thống giải phóng đường chậm (SR: Slow Release) phóng thích đường vào máu từ từ giúp ổn định đường huyết, chỉ số đường huyết thấp (GI=30) ổn định đường huyết sau ăn và bổ sung MUFA tốt cho hệ tim mạch.
Thảo Trang
Chương trình Dinh dưỡng và Sức khỏe phát lúc 7g30 vào thứ tư hàng tuần trên HTV7 sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ. |