1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phát triển kinh tế láng giềng: Bẫy chiến lược của Trung Quốc

Campuchia đã bất ngờ hoãn xây dự án đập thuỷ điện lớn do Trung Quốc tài trợ, mặc dù trước đó Thủ tướng HunSen đã cương quyết bảo vệ nó.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Tái cơ cấu ngân hàng và hiệu ứng trên sàn chứng khoán
* Những yếu tố nào đang chi phối lên TTCK tháng 3?
* Việt Nam áp dụng công nghệ thu phí không dừng hiện đại nhất thế giới
* Hai tháng đầu năm, ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh
* Quảng Ninh thuê Le Bros xây dựng thương hiệu tỉnh
* Dòng tiền nhàn rỗi đang đổ vào tiết kiệm

Campuchia bất ngờ dừng dự án thủy điện Chhay Areng

Trong một động thái bất ngờ, Campuchia tuyên bố quyết định hoãn xây dự án đập thuỷ điện khổng lồ ở Tây Nam nước này tới năm 2018. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen, mặc dù trước đó chính ông là người đã bảo vệ nó hết lời, thậm chí còn đe dọa nã pháo vào những kẻ âm mưu phá hoại nó.

Các nhà quan sát cho rằng, nhờ quyết định này mà người đứng đầu chính phủ Campuchia tránh khỏi chỉ trích từ phe đối lập, những người không hài lòng với việc thiếu kiểm tra nghiêm trọng về quá trình thực hiện các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen nói rằng thung lũng Areng sẽ được xem xét sau năm 2018 và nó nên “để dành cho các thế hệ trẻ”.

Tuyên bố của ông Hun Sen có thể được gọi là bất ngờ hoàn toàn, bởi trước đó ông đã tích cực ủng hộ dự án xây dựng nhà máy thủy điện và đã trục xuất khỏi Campuchia ông Alex Gonzalez Davidson - một người Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo nhóm hoạt động vì môi trường - phản đối quyết liệt dự án này.

Ông Davidson đã bị trục xuất sau khi bị buộc tội cùng một nhóm người ngăn chặn một đoàn xe chính phủ trên đường tới khu vực dự kiến làm đập thủy điện Areng để đánh giá các tác động môi trường. Thủ tướng Hun Sen còn đe dọa, nếu tiếp tục có ý đồ ly khai hay thiết lập một vùng tự trị tại đây, họ sẽ phải đối mặt với tên lửa BM-21.
 
Các dự án thủy điện Trung Quốc ở đông nam Á sẽ gây hại rất lớn đến môi trường

Các dự án thủy điện Trung Quốc ở đông nam Á sẽ gây hại rất lớn đến môi trường

Hun Sen cáo buộc Davidson đã kích động một số người dân Campuchia ngăn chặn một đoàn xe quan chức chính phủ đến Areng. Ông nhấn mạnh, nước này không muốn tranh thắng thua, nhưng hành động của những người nước ngoài dưới vỏ bọc bảo vệ môi trường đã vi phạm chủ quyền và luật pháp Campuchia.

Trước khi đưa ra tuyên bố cứng rắn này, Hun Sen cho biết ông đã phát chán với các cuộc thảo luận về tương lai đập Chhay Areng. Thủ tướng Campuchia cảnh báo, những người nước ngoài không nên bảo người Khmer phải làm gì để phát triển đất nước của họ.

Ông Hun Sen cũng kể lại cuộc gặp của mình với Đại sứ EU ở Campuchia Jaen Francois Cautain: "Khi ông ấy và tôi gặp nhau lần đầu tiên tôi đã nói, người châu Âu từng phá rừng một thời gian dài trước đây, sau đó lại đến các nước khác rao giảng. Campuchia không làm những gì châu Âu đã làm bằng cách phá bỏ tất cả các khu rừng”.

Được biết, Tổ chức phi chính phủ “Mẹ Thiên nhiên” trong đó Alex Gonzalez Davidson là người đồng sáng lập là nhóm phản đối quyết liệt nhất đối với dự án này. Sun Mala, một đồng sáng lập khác của tổ chức này cho biết, tổ chức Mẹ Thiên nhiên sẽ luôn cố gắng để ngăn chặn công ty Trung Quốc hay bất cứ chuyên gia nào muốn nghiên cứu đánh giá ở thung lũng Areng.

Trong một bức thư gửi nghị sĩ đối lập Te Chanmony tháng trước, ông Hun Sen đã liệt kê một số lợi ích mà các gia đình phải di dời cho con đập sẽ được hưởng: Việc làm, tiềm năng du lịch sinh thái, giảm thải khí nhà kính do chuyển từ việc đốt than củi sang dùng thủy điện.
 
Nhà hoạt động môi trường Alex Gonzalez Davidson bị trục xuất khỏi Campuchia

Nhà hoạt động môi trường Alex Gonzalez Davidson bị trục xuất khỏi Campuchia

Chính phủ Campuchia đã ký một thỏa thuận xây con đập khổng lồ của nhà máy thủy điện công suất 108 MW, đầu tư khoảng 400 triệu USD với công ty quốc doanh Sinohydro của Trung Quốc. Tuy mang lại một số lợi ích kinh tế nhưng dự án xây đập thủy điện ở đây có thể làm ngập diện tích 95 ngàn ha với 30 loài vật bị đe dọa, 1300 người dân tộc Chong phải di dời.

Phát triển kinh tế láng giềng, cái bẫy chiến lược của Trung Quốc

Trước đây, có vẻ dự án sẽ được thực hiện đúng hạn định trên thực tế nó được coi là lá cờ đầu trong sự hợp tác Trung Quốc - Campuchia nên được chính phủ nước này hỗ trợ mạnh mẽ. Thậm chí, Thủ tướng Hun Sen còn đe dọa sẽ sử dụng tên lửa chống lại phe đối lập nếu họ cố gắng ngăn chặn các quan chức chính phủ và kỹ sư Trung Quốc tiếp cận khu vực xây dựng con đập.

Tuy nhiên, dự án của Trung Quốc đã gây tranh cãi kịch liệt và chia rẽ trong chính giới nước này. Kết quả là, ông Hun Sen, lãnh đạo đất nước từ năm 1985, phải tìm kiếm cơ hội để thỏa hiệp.

Quyết định hoãn xây đập thủy điện sẽ có hiệu lực đến năm nào, hiện nay khó nói. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc sẽ sử dụng các kênh ngoại giao để nối lại các công việc xây dựng. Ở đây nói không chỉ về việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại quốc gia láng giềng, mà còn về tính toán kinh tế.

Trong khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, sự thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực giáp biên với các nước láng giềng đã khiến Trung Quốc chủ trương "bành trướng kinh tế ra nước ngoài", bằng cách thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, bao gồm cả tại các nước Đông Nam Á.
 
Lợi đâu chưa biết nhưng chắc chắn các loài thủy sản trên sông Mekong sẽ bị tuyệt diệt

Lợi đâu chưa biết nhưng chắc chắn các loài thủy sản trên sông Mekong sẽ bị tuyệt diệt

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã ký thỏa thuận tài trợ cho Campuchia xây dựng một loạt đập thủy điện lớn, trong đó có dự án xây đập Hạ Sê San số 2 trị giá 800 triệu USD trên sông Sê San, một nhánh chính của sông Mekong. Dự án này cũng gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ phe đối lập chính trị và các nhóm hoạt động vì môi trường.

Hiện nay, Trung Quốc còn đứng sau dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Don Sahong, ở huyện Khong, tỉnh Champasak, chắn ngang dòng chính của sông Mekong với chủ đầu tư là Công ty Mega First Corporation Berhad (công ty liên doanh có trụ sở tại Malaysia và Trung Quốc). Dự án này hiện cũng đang vấp phản sự phản đối quyết liệt của các nước Asean.

Các nhóm môi trường nói rằng những con đập lớn sẽ phá hủy môi trường sống tự nhiên trên một vùng rộng lớn tại một trong những khu vực lớn còn nguyên thủy cuối cùng của các nước Đông Nam Á, trong đó có một số động vật hoang dã chỉ riêng có ở khu vực này.

Người ta lo ngại loài cá sấu Xiêm, chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen), Cá vồ cờ (người Thái Lan gọi là cá Pla Thepa) hay loài cá trê khổng lồ Pangasianodon gigas mà người Thái và Lào gọi là Pla Beuk, hoặc loài cá tra dầu, cá đuối gai độc nước ngọt gần như đang tuyệt chủng sẽ biến mất dưới sự “giúp đỡ” của Trung Quốc.

Giáo sư của Trường Kinh tế Cao cấp Nga Yevgeny Kanayev nhận xét rằng, không phải lúc nào lợi ích của Trung Quốc trùng hợp với lợi ích của các quốc gia này. Không loại trừ khả năng, những quốc gia khác cũng sẽ vấp phải những mâu thuẫn như ở Campuchia.
 
Chuyên gia Nga cho rằng, phát triển kinh tế láng giềng là “cái bẫy chiến lược” của Trung Quốc

Chuyên gia Nga cho rằng, phát triển kinh tế láng giềng là “cái bẫy chiến lược” của Trung Quốc

Giáo sư Kanayev cho biết: “Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào sự phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, cái bẫy chiến lược cho các nước này là Trung Quốc sẽ ngày càng gắn chúng với các khu vực giáp biên của mình như Vân Nam và Quảng Tây.

Trong khi đó, mức độ nội địa hóa của các nước láng giềng sẽ rất thấp, bởi vì các công ty Trung Quốc sử dụng công nghệ, thiết bị và lao động của nước mình. Ngoài ra, sau khi nhận được sự ủng hộ chính trị, các công ty Trung Quốc có thể bỏ qua sự phản đối của các nhà môi trường.

Tất nhiên, thái độ như vậy không phục vụ lợi ích lâu dài của các nước tiếp nhận đầu tư của Bắc Kinh.

Chắc chắn là trong tương lai, Bắc Kinh sẽ tính toán cẩn thận hơn tất cả các rủi ro liên quan với các dự án đầu tư lớn. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ngay cả các nước có mối quan hệ mật thiết như Campuchia, cũng không thể bảo đảm "bật đèn xanh" cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Để "cuộc tấn công kinh tế" thành công, Trung Quốc sẽ thực hiện các công việc ngoại giao tinh tế hơn, sử dụng yếu tố "sức mạnh mềm", không chỉ làm việc với chính phủ, mà Bắc Kinh sẽ mềm dẻo với các tổ chức xã hội dân sự để đạt được mục đích của mình.

Nếu các nước đông nam Á không cảnh giác thì sẽ bị trói vào “cái bẫy kinh tế” mà Bắc Kinh đã giăng ra. Lúc đó, thiệt hại không chỉ đến từ việc kinh tế quốc nội trì trệ mà còn sẽ là sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Theo Thiên Nam
Đất Việt

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”