Lá trầu không "xuất ngoại"Lâu nay, cây trầu không vẫn được xem là cây trồng truyền thống của nông dân xã Nghi Ân (TP Vinh, Nghệ An). Tuy nhiên việc trồng, phát triển loại cây trồng này vẫn chỉ ở dạng tự phát manh mún. Gần đây, lá trầu không Nghi Ân đã được thu mua để xuất khẩu ra nước ngoài, mở ra một hướng đi mới cho loại cây vốn được mệnh danh là “đếm lá lấy tiền”.
01:46Lá trầu không đắt hàng sau Tết nguyên đánHoạt động cúng lễ đền chùa đầu năm mới kéo theo nhu cầu về lá trầu không tăng cao. Sau Tết nguyên đán, người trồng trầu tại Nghệ An hái lá không kịp bán.
02:57Trồng trầu không xuất khẩu ra nước ngoàiLâu nay, cây trầu không vẫn được tính là cây trồng truyền thống của nông dân xã Nghi Ân (TP Vinh, Nghệ An). Tuy nhiên việc trồng, phát triển loại cây trồng này vẫn chỉ ở dạng tự phát manh mún. Gần đây, lá trầu không Nghi Ân đã được thu mua để xuất khâu ra nước ngoài, mở ra một hướng đi mới cho loại cây vốn được mệnh danh là “đếm lá lấy tiền”. “Lá bán theo cân, mỗi cân 7.000 đồng. Nhà tôi mỗi tháng thu hoạch 2 đợt cho thương lái, mỗi đợt 2 tạ, vị chi cũng được 13-14 triệu đồng. Lá nào không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì bán trầu ăn. Họ nói là xuất khẩu sang Đài Loan thì chúng tôi cũng chỉ biết thế thôi. Cái quan trọng là lá trầu không có giá hơn và đầu ra cũng ổn định hơn trước”, ông Nguyễn Hồng Thái (xóm 5, xã Nghi Ân) cho hay. Do không đáp ứng đủ nhu cầu nên vợ chồng ông Thái phải gom lá từ các hộ trồng trầu trong xóm. Ngoài tiền lá, mỗi đợt thương lái thu mua, vợ chồng ông còn được trả thêm 300 nghìn đồng/ngày công hái lá. Chỉ tính từ thời điểm trầu không xuất ngoại tới nay (tháng 8 âm lịch), mỗi tháng, vợ chồng lão nông này cũng thu nhập từ 30-40 triệu đồng.
Cả dòng họ "hái ra tiền" nhờ trồng trầu không tiến vuaBằng bí kíp gìn giữ qua hàng trăm năm, các gia đình thuộc dòng họ Phạm Công ở thôn Văn Sơn xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã “sống khỏe” bằng nghề trồng cây trầu không “tiến vua”.
Trầu không "tiến vua" đắt như tôm tươi, người trồng "hái lá đếm tiền"Những ngày giáp Tết, trầu không "tiến vua" ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) giá cao ngất ngưởng, người dân hối hả thu hoạch kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Công dụng của lá trầu khôngLá trầu không "đủ sức" để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.
Bé 14 ngày tuổi bỏng nặng vì đắp lá trầu không chữa chướng bụngThấy con bị chướng bụng, người mẹ nghe mách bảo đã dùng lá trầu không hơ nóng và dán lên bụng và ngực của con khiến cháu bé 14 ngày tuổi bị sốt kèm theo bỏng da độ II diện rộng.
Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn gây mùi cơ thể từ dịch chiết lá trầu khôngRất nhiều người tìm đến các thảo dược lành tính để loại bỏ mùi cơ thể và thảo dược mang lại hiệu quả nhất phải kể đến lá trầu không. Dịch chiết lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm; dưỡng ẩm, làm se khít lỗ chân lông; làm sáng vùng da dưới nách bị thâm lâu ngày.
Những công dụng bất ngờ của lá trầu không có thể bạn chưa biếtLá trầu là thực phẩm quen thuộc trong đời sống của người Việt. Chúng được xem như phương thuốc tự nhiên hiệu quả có thể chữa được một số bệnh như đau họng, đau khớp hay hỗ trợ giảm cân, khó tiêu,...
Lạ lùng thương lái săn lùng mua lá trầu khôngThời gian qua, tại một số xã thuộc huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) người dân đổ xô lên rừng hái lá trầu để bán. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do thương lái thu mua với giá 45.000 nghìn đồng/kg, gấp 10 lần so với trước đây.
Kỳ lạ cô gái bỗng nhiên đổi màu tay chân vì chữa ra mồ hôi bằng lá trầu khôngNghe mách có thể trị chứng tăng tiết mồ hôi chân bằng cách ngâm lá trầu không, cố gái trẻ kiên trì ngâm chân vào chậu nước chứa lá trầu. Trong lúc ngâm, 1 tay cô cũng cho xuống chậu nước để xoa kĩ lên mu bàn chân. Sau một tuần, cô gái có hai bàn chân và một tay trắng bóc, bàn tay còn lại không chạm nước vẫn có màu da như bình thường.
Trầu không - Thuỷ liệu pháp của các mỹ nhânỞ Việt Nam, có 2/3 số phụ nữ bị viêm đường sinh dục. Bạn có biết cấu trúc, chức năng sinh lý của bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, cùng với vị trí gần hậu môn là nguyên nhân của sự lây nhiễm.