Ý nghĩa đặc biệt Halal Malaysia đối với thế giới

Là một quốc gia Hồi giáo tiến bộ, Malaysia đang từng bước chuyển mình để trở thành một nước có nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao, thâm dụng vốn và tri thức.

Halal, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng

Malaysia đã dành rất nhiều năm chuyển mình, phát triển và thu hút sự quan tâm của thế giới vào một thị trường mới nổi – thị trường halal. Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã nhìn nhận Malaysia là nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp halal bởi vì Malaysia luôn tiên phong trong việc đưa ra nhiều sáng kiến để xây dựng, phát triển và thúc đẩy các sản phẩm halal ra thế giới.

Ý nghĩa đặt biệt Halal Malaysia đối với thế giới

Malaysia luôn giữ vị thế độc tôn trong việc cung cấp nền tảng giá trị gia tăng một cách toàn diện để thâm nhập vào thị trường halal toàn cầu. Là một nước Hồi giáo tiến bộ với nền kinh tế phát triển vững mạnh nhờ vào xuất khẩu công nghệ cao, trí thức và thâm dụng vốn, Malaysia có tiềm năng rất để trở thành nước tạo ra xu hướng cho thị trường halal toàn cầu.

Một trong những sáng kiến đã thu hút được sự chú ý của thế giới là Showcase Halal Malaysia International (MIHAS). MIHAS là triển lãm thương mại có quy mô lớn được tổ chức lần đầu vào năm 2004 và nhanh chóng trở thành thị trường halal lớn nhất thế giới.

Triển lãm được tổ chức hàng năm bởi Cục Xúc tiến Thương mại Malaysia (MATRADE), thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI), MIHAS tạo ra nền tảng tốt nhất cho các doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao thương, phát triển kinh doanh xuyên biên giới. Từ khi ra đời đến nay, MIHAS đã thu hút khoảng 170,000 thương nhân đến từ 70 quốc gia, 4,000 công ty đến từ 48 quốc gia và tạo ra gần 10 tỷ RM doanh thu.

Ngày nay, halal đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Trên thế giới hiện có 1,8 tỷ người Hồi giáo và dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng lên 2,2 tỷ người chiếm 26.4% dân số thế giới. Hơn thế, ngoài những người Hồi giáo yêu thích các sản phẩm halal, người không phải Hồi giáo cũng rất ưa chuộng sản phẩm này đã làm cho thị trường halal ngày càng được mở rộng. Đặc biệt, các quốc gia ASEAN cũng đang rất quan tâm đến thị trường này.

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt


Với lợi thế về nguồn hải sản, nông sản phong phú cùng chi phí nhân công giá rẻ và mối quan hệ giao thương tốt đẹp giữa Việt Nam - Malaysia, các doanh nghiệp Việt đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường này và tìm ra hướng đi mới để mở rộng xuất khẩu nước nhà.

Tuy nhiên, không có nhiều doanh nghiệp Việt hiểu về tiềm năng của thị trường, thậm chí không biết về thực phẩm halal. Thực tế, hiện nay chỉ có gần 200 doanh nghiệp Việt có chứng nhận halal để đẩy mạnh phát triển ra thế giới và hầu hết đều là các doanh nghiệp lớn như: Cola, Pepsi, Masan, Highland Coffee, Vinamilk, Vinamit, Hữu Nghị…

Halal được xem là thị trường béo bở và trải đầy hoa hồng để chào đón các doanh nghiệp Việt bước chân vào, vì vậy việc không biết và không hiểu về halal sẽ là một tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp. Nhận thấy được điều đó, MATRADE Việt Nam đang không ngừng nỗ lực tạo ra các cuộc hội thảo, các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thị trường này cũng như giá trị to lớn mà chứng nhận halal mang lại cho các doanh nghiệp Việt.

MATRADE rất sẵn lòng để được hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: Email: hcmc@matrade.gov.my, Tel: + 848-3822 1468, 1206-1207 Me Linh Point Tower, số 2 Ngô Đức Kế, Quận 1, Hồ Chí Minh City.

Chứng chỉ halal là 1 loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua'ran và luật Shariah. Malaysia giới thiệu quy chế ghi nhãn halal vào năm 1974 và trong năm 2002, Cục Phát triển Hồi giáo Malaysia đã chuẩn hóa việc sử dụng các thực phẩm halal, MS1500:2000 (sửa đổi năm 2004, 2006) và nhiều tiêu chuẩn halal khác.