Ứng dụng vải thổ cẩm cho thời trang đương đại - bảo tồn nét văn hóa dân gian đương đại

Nhiều năm nay, Lâm Đồng được biết đến như chiếc nôi sản xuất thổ cẩm của gia đình các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đời sống các nghệ nhân nơi đây đang gặp phải nhiều khó khăn khi thổ cẩm có nguy cơ bị mai một. Bằng niềm say mê và tâm huyết, cộng đồng các dân tộc thiểu số Lâm Đồng vẫn âm thầm, nỗ lực bảo tồn ngành nghề quý báu này.

Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, thổ cẩm trở thành một nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng. Nổi tiếng là hai làng nghề dệt thổ cẩm B’Nơ và K’Long. Để tạo nên những sản phẩm thổ cẩm có hoa văn tinh xảo, màu sắc sặc sở, nghệ nhân cần phải có đôi tay thăn thoắt, khiếu thẩm mỹ tốt cũng như cách phối màu khéo léo.

Không dừng lại ở các sản phẩm vải thô, B’Nơ và K’Long còn có các cơ sở sản xuất những sản phẩm mang tính ứng dụng như giày vải, ba-lô, ví cầm tay… để bán cho khách du lịch cũng như tiêu thụ trong khu vực.

Z:\CENTRAL GROUP\CSR_2015\Design From the Village\Clippings\Status_Adrian\Hình ảnh\Hình chọn\Tho cam 1.jpg

Để tạo nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, các nghệ nhân cần phải có đôi tay khéo léo và am tường về màu sắc

Mang nhiều giá trị tinh thần trong cộng đồng dân tộc thiểu số nhưng nghề dệt thổ cẩm đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một. Đời sống của các nghệ nhân vẫn khá chật vật do không tìm được thị trường tiêu thụ lớn, sản phẩm hoàn thiện ít được ưa chuộng. Với mong muốn cải thiện đời sống của các dân tộc thiểu số sống bằng nghề dệt thổ cẩm cũng như lưu giữ giá trị văn hoá riêng biệt của Việt Nam, trung tâm mua sắm Robins quyết định thực hiện chương trình từ thiện mang tên “Design from the village” (tạm dịch: Nét đẹp cao nguyên) với sự hợp tác của nhà thiết kế tài năng Adrian Anh Tuấn.

Chương trình được phát triển trên nền tảng bền vững khi một mặt giúp tạo thêm thu nhập cho người dân các làng nghề thông qua việc mua lại nguồn thổ cẩm của làng nghề để làm nguồn nguyên liệu cho bộ sưu tập, một mặt lợi nhuận thu về từ việc bán các sản phẩm trong bộ sưu tập sẽ được dùng để hỗ trợ cho làng nghề. Đặc biệt hơn, toàn bộ mẫu thiết kế sản phẩm sẽ được bàn giao cho người dân của làng nhằm hỗ trợ người dân nơi đây tạo nên những sản phẩm lưu niệm độc đáo và riêng biệt.

Đồng hành cùng Robins trong việc thiết kế BST thổ cẩm là NTK Adrian Anh Tuấn - chủ sở hữu của thương hiệu thời trang cao cấp Valenciani đồng thời là giám khảo chương trình Vietnam’s Next Top Model 2015. Anh đã thực hiện chuyến đi 3 ngày 2 đêm về Lâm Đồng, viếng thăm hai làng nghề B’Nơ và K’Long để tìm nguồn cảm hứng cho BST.

Picture 9

Nhận lời mời tham gia chương trình cộng đồng của Robins, Adrian Anh Tuấn vô cùng xúc động bởi Lâm Đồng còn là quê ngoại của anh, nơi gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi thơ.

Vị sáng lập nhãn hàng thời trang danh tiếng Valenciani chia sẻ: “Chương trình lần này mang nhiều ý nghĩa đối với tôi. Là một người con Lâm Đồng, tôi luôn trăn trở, lo lắng trước những khó khăn của người dân nơi đây. Hơn nữa, ngành dệt thổ cẩm của đồng bào Lâm Đồng với bề dày lịch sử hàng trăm năm lại đang có nguy cơ bị mai một. Cùng với Robins, tôi hy vọng chương trình có thể giúp cho nghề dệt thổ cẩm, mang nhiều dấu ấn của núi rừng sớm được phục hồi và phát triển, trở thành niềm tự hào của Việt Nam.”

Z:\CENTRAL GROUP\CSR_2015\Design From the Village\Clippings\Hình chị Hồng gửi\IMG_0239.JPG

Khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng

Là thành viên của tập đoàn Central Group Việt Nam, Robins luôn quan tâm đến trách nhiệm xã hội của mình. Vì vậy, việc bảo tồn các giá trị văn hóa của đất nước hình chữ S cũng như cải thiện chất lượng sống của cộng đồng nơi đây luôn được Robins ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình.

“Dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% số hộ nghèo tại Việt Nam,” Ông Gerard McGurk Phó Chủ tịch cấp cao mảng thời trang – Trung tâm thương mại Robins chia sẻ. “Dù nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ chính phủ trong những năm gần đây cũng như đạt được một số kết quả nhất định trong việc cải thiện tiêu chuẩn sống, nhiều nhóm dân tộc thiểu số nơi cao nguyên vẫn phải đang chống chọi với những khó khăn, đói nghèo và thiếu hụt dịch vụ xã hội như giáo dục, sức khoẻ.

Chương trình lần này, với cốt lõi là dùng chính vẻ đẹp của tây nguyên để tạo nên những cuộc sống tốt đẹp hơn người dân nơi đây, mong muốn sẽ đem đến một nền tảng bền vững trong việc cải thiện chất lượng sống của người dân vùng núi.”

http://vffranchiseconsulting.com/wp-content/uploads/2014/04/Robins.jpg
http://vffranchiseconsulting.com/wp-content/uploads/2014/04/Robins.jpg

BST thổ cẩm sẽ được bán tại trung tâm Robins vào Quý 4 năm 2015

Bộ sưu tập sẽ gồm 10 chiếc áo thun được thiết kế kết hợp giữa phong cách hiện đại và truyền thống, kết hợp cùng những hoạ tiết độc đáo từ thổ cẩm dệt tay nhằm tạo ra những sản phẩm mang đậm hơi thở quê hương của nhà thiết kế tài năng Adrian Anh Tuấn. Bộ sưu tập được dự kiến ra mắt vào Quý 4 năm 2015.